Lồng ghép các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG) với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là phương thức mà Việt Nam đã thực hiện, để vừa hồn thành nhiều hơn và chất lượng hơn các MDG, vừa phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội.
Và rõ ràng, điều này sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững hơn trong tương lai. Nĩi vậy bởi vì, việc thực hiện thành cơng các MDG về xĩa đĩi, giảm nghèo, phổ cập giáo dục, đảm bảo mơi trường bền vững, thiết lập mối quan hệ đối tác tồn cầu vì sự phát triển... sẽ tác động khơng nhỏ tới kinh tế - xã hội của đất nước.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thực hiện các MDG vừa cơng bố hơm qua (ngày 2/6/2009) cho thấy, Việt Nam tiếp tục cĩ những bước tiến đáng ghi nhận trong việc thực hiện các MDG. Cơng cuộc xĩa đĩi, giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều kết quả về phát triển bền vững, hài hịa các mặt kinh tế - xã hội - mơi trường. Bên cạnh đĩ, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa và chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ủy viên khơng thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...
Nhờ thực hiện thành cơng các mục tiêu này, Việt Nam đã cĩ được sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội trong những năm qua. Trong 3 năm 2005 - 2007, cũng như trong kế hoạch 5 năm trước đĩ, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức khá cao. Các ngành, các vùng kinh tế đều cĩ sự phát triển khá. Ngược lại, những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội cũng đã tác động trở lại, giúp Việt Nam thực hiện tốt hơn các MDG. Việt Nam đã nỗ lực huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư cao hơn cho các vùng cịn khĩ khăn, chậm phát triển, các nhĩm dân cư nghèo, dễ bị tổn thương...
Từ năm 2008 tới nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại do những bất ổn kinh tế vĩ mơ và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khơng vì thế mà việc thực hiện các MDG bị ảnh hưởng. Quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là tiếp tục chặng đường thực hiện các MDG, để cĩ thể thực hiện thành cơng vào năm 2015.
Và trên thực tế, càng khĩ khăn về kinh tế, Việt Nam càng nỗ lực thực hiện các mục tiêu xĩa đĩi, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội... Các chính sách hỗ trợ người nghèo ăn Tết, hỗ trợ lãi suất cho nơng dân đầu tư máy mĩc, thiết bị, hay hỗ trợ đào tạo nghề, cho 61 huyện nghèo... chính là những bước đi nhằm thực hiện cơng bằng xã hội, hướng tới phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Thực tế cho thấy, một đất nước khơng thể phát triển nếu chỉ hướng tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhưng ngược lại, nếu bỏ qua các mục tiêu văn hĩa, xã hội, giáo dục, an sinh xã hội..., thì cũng khơng thể cĩ được sự phát triển bền vững. Chỉ cĩ sự lồng ghép một cách hài hịa và tương hỗ giữa các mục tiêu này mới cĩ thể đưa đất nước phát triển lớn mạnh và bền vững trong tương lai.
Chính vì thế, tiếp tục thực hiện các MDG cũng là cách để Việt Nam cĩ thể hướng tới sự phát triển vững bền hơn. Và việc lồng ghép các MDG với các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước chính là cách thức phù hợp để Việt Nam cĩ thể thực hiện trọn vẹn các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo cơng bằng xã hội, trở thành nước cơng nghiệp vào năm 2020...
(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com