Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để vốn ODA trở thành một nguồn lực cho kinh tế tư nhân

Kết luận của Ban Bí thư về việc khu vực tư nhân có thể tiếp cận nguồn vốn ODA là một bước hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực tư nhân được tạo điều kiện phát triển bình đẳng, kể cả tiếp cận với các nguồn vốn.

Đại lộ Đông - Tây , TP Hồ Chí Minh, một dự án sử dụng vốn ODA.

Kết luận số 64-KL/TW ngày 9/2/2010 về kết quả kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW (khoá IX) ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, trong đó đề cập một luận điểm quan trọng : “Có cơ chế để doanh nghiệp của tư nhân được vay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) như các doanh nghiệp nhà nước”.

Đây là chính sách có ý nghĩa “mở đường” để doanh nghiệp (DN) tư nhân có điều kiện tiếp cận nguồn ODA. Giới chuyên gia cho rằng, trên cơ sở của chính sách này, tỷ lệ giải ngân vốn ODA sẽ tăng đáng kể.

Đường đã mở

Với quan niệm ODA là viện trợ chính thức, do các tổ chức nước ngoài cho vay với sự đảm bảo của Nhà nước nên trong những năm qua, việc tiếp cận ODA chủ yếu là do các cơ quan nhà nước hoặc các DN nhà nước được ủy quyền. Các DN ngoài quốc doanh chưa có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn này.

Chính vì thế, việc mở rộng hơn diện thụ hưởng vốn ODA đối với các DN khu vực ngoài nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án vì lợi ích công, nhất là khi Việt Nam đẩy mạnh mô hình hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng - một quyết định được cả hai phía, khối DN tư nhân lẫn các nhà tài trợ trông đợi.

Trên thực tế, không phải chưa từng có các DN tư nhân “được tiêu tiền” ODA thông qua một số dự án giao thông, điện, dự án phát triển DN vừa và nhỏ... nhưng phần lớn số DN tư nhân khi thực hiện dự án ODA đều chưa được “chính danh” mà chỉ thực hiện các “hợp đồng phụ”.

“Một khi việc khu vực tư nhân được tiếp cận tới nguồn vốn ODA trở nên bình thường chứ không còn là các trường hợp cá biệt, thì chắc chắn sẽ xuất hiện những khó khăn, phức tạp ít nhất trên các mặt như: thể chế, cơ chế quản lý, thủ tục hành chính  và năng lực con người, kể cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA lẫn DN tư nhân sử dụng nguồn vốn này. Nhưng những khó khăn nảy sinh trong 4 bốn lĩnh vực trên đều có thể giải quyết được nếu chính sách sử dụng ODA của chúng ta trong thời kỳ tới dựa trên nguyên tắc “người hưởng lợi ODA phải có trách nhiệm trả nợ và chia sẻ rủi ro với Chính phủ”, ông Hồ Quang Minh – Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) bình luận.

DN cần nâng cao năng lực để tiếp cận được với nguồn ODA

Trong một nghiên cứu mới đây của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, khi đánh giá về chất lượng của khu vực kinh tế tư nhân sau 10 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, một trong những lo ngại mà nhóm nghiên cứu chỉ ra  khi so với các thành phần kinh tế khác, khu vực kinh tế tư nhân còn có quá nhiều hạn chế. Số lượng DN tư nhân lớn và vừa quá ít ỏi. Điều này cho thấy một số vấn đề về chất lượng của các DN tư nhân.

Một khiếm khuyết quan trọng (và khá phổ biến) mà nhóm nghiên cứu đề cập là sự kém minh bạch, thiếu công khai về quản lý tài chính trong các công ty tư nhân ở Việt Nam.

Rất nhiều công ty tư nhân chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định. Số DN báo cáo tài chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng số DN. Các báo cáo tài chính gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cũng rất sơ sài, hình thức, số liệu thường thiếu chính xác và không đầy đủ.

Công bằng mà nói, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay nói chung của DN hiện còn rất nhiều hạn chế - nguồn vốn vay ODA cũng không nằm ngoài quy luật này - do những yếu kém nội tại của chính bản thân các DN.

Tuy nhiên, không phải bất cứ DN tư nhân nào cũng "sốt sắng" tự đổi mới mình để tiếp cận vốn. Để vay được vốn ODA, DN vay vốn không chỉ cần tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán Việt Nam mà còn phải chịu sự bình xét, đánh giá, giám sát dựa trên các nguyên tắc sử dụng vốn ODA của các nhà tài trợ.

Bên cạnh đó, tâm lý thiếu tự tin của các DN tư nhân không được giải tỏa cũng là một trong những cản trở chính, cho dù nguồn  ODA có được mở ra đối với họ.

Trước khi có ý kiến của Ban Bí thư về xây dựng cơ chế cho các DN tư nhân được tiếp cận với nguồn ODA thì dường như có quá ít, thậm chí chưa có ý kiến chính thức nào của DN tư nhân “đòi” vay nguồn vốn này! 

Để chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, trong khi các cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng cơ chế thích hợp thì bản thân các DN tư nhân cũng cần tiếp tục nâng cao năng lực và uy tín của chính mình để Nhà nước tin tưởng giao vốn cho họ vay - những đồng vốn tuy có ưu đãi về lãi suất nhưng vẫn phải trả đúng kỳ, đúng hạn bằng tiền thuế của nhân dân.

 (Theo Vũ Trọng // Tin Chính phủ)

  • Tìm giải pháp vượt qua bẫy thu nhập trung bình
  • Hậu khủng hoảng: Thách thức, triển vọng của thế giới và Việt Nam
  • Cần nâng nội lực cạnh tranh để hút đầu tư ngoại
  • Việt Nam có thể tránh bẫy thu nhập trung bình, nếu...
  • Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân: Có cần đạo luật riêng?
  • CPI, PPI và áp lực tăng giá
  • Nhiều nỗi lo trong năm 2010
  • Phát triển bền vững: các thách thức cơ bản của nền kinh tế Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi