Hậu khủng hoảng kinh tế thế giới: Cơn khát tài chính và nóng bỏng xã hội
(Theo Trịnh Minh Phương // Báo Nhân dân)
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, nhưng chưa bền vững và không cân bằng. Những hậu quả của nó như tình trạng nợ nần và thâm hụt ngân sách, nạn thất nghiệp cao đang có nguy cơ đẩy một số nền kinh tế phát triển vào cuộc suy thoái mới. EU và Mỹ đang lúng túng tìm cách giải quyết tình trạng này.
Biểu tình tuần hành tại thủ đô Paris (Pháp)đòi đảm bảo việc làm và điều kiện sống. |
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), gồm 30 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, vừa đưa ra dự báo, mức nợ công của các nước thành viên tổ chức này sẽ vượt quá 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2011, cao hơn khoảng 30% so với mức nợ trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008.
EU phải tiến hành Hội nghị cấp cao khẩn cấp trong hai ngày 25 và 26-3 để bàn cách đối phó cuộc khủng hoảng đang có chiều hướng gia tăng trong khối, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Sau những nỗ lực và thuyết phục của lãnh đạo EU, Hội nghị đã đồng ý giải pháp: 16 nước trong khối sử dụng đồng ơ-rô cùng Ngân hàng T.Ư châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho Hy Lạp vay từ 20 đến 22 tỷ ơ-rô, trong đó một phần ba là của IMF, nhưng với các điều kiện rất ngặt nghèo.
Hy Lạp là mắt xích yếu nhất của khối, với số nợ công lên đến hơn 300 tỷ USD, tương đương 115% GDP, thâm hụt ngân sách 12%, khiến nước này phải thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm nhiều khoản chi tiêu công. Theo quy định của EU, mức nợ công giới hạn ở mức không quá 60% GDP, thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP. Từ nhiều ngày nay, Chính phủ Hy Lạp chạy đôn, chạy đáo sang các nước trong khối EU và ngoài khối, rồi gõ cửa IMF để cầu cứu nguồn hỗ trợ tài chính, song vẫn chưa tìm được nguồn hỗ trợ nào. Ở trong nước, các tầng lớp lao động liên tục xuống đường biểu tình phản đối biện pháp kinh tế khắc khổ của chính phủ, thậm chí đã xảy ra bạo lực làm không khí xã hội thêm nóng bỏng. Một số nhà lãnh đạo của Hy Lạp đã chỉ trích thái độ "hững hờ" của một số nước EU, thậm chí cho rằng, một số cơ cấu tài chính trong khối đã "chơi xấu". Thủ tướng Hy Lạp G.Papandreou cảnh báo, nước này đang đứng trước nguy cơ phá sản, nếu không sớm nhận được trợ giúp tài chính.
Giới phân tích cho rằng, một "cơn bão tài chính" lớn nhất đang "rung chuyển" khu vực đồng ơ-rô, kể từ khi nó ra đời 11 năm trước đây. Các nhà lãnh đạo EU lo ngại, cuộc khủng hoảng tài chính của Hy Lạp sẽ tác động xấu đến hoạt động tài chính-kinh tế của toàn khối, gây ra phản ứng dây chuyền và có thể là một cuộc suy thoái kinh tế mới. Một số nước thành viên khác của EU như Ai-len, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Ðức, Anh... cũng đang lâm vào cảnh nợ nần ngất ngưởng và thâm hụt ngân sách "vượt mức trần" nhiều lần. Tại Ðức, một đầu tàu kinh tế của EU, năm 2009, đã có mức nợ công khoảng 1.700 tỷ ơ-rô, tương đương 70,3% GDP. Bộ Tài chính dự tính, số nợ công của nước này có thể tăng thêm 85 tỷ ơ-rô nữa trong năm nay. Tỷ lệ người thất nghiệp ở mức 8,6%. Một đầu tàu kinh tế khác của EU là Pháp cũng đang lún sâu vào khó khăn kinh tế, khiến sự bất bình của cử tri ngày một gia tăng. Tại Thủ đô Pa-ri và hàng loạt các thành phố khác liên tục diễn ra các cuộc biểu tình và tuần hành lớn, đòi cải thiện cuộc sống, tạo việc làm. Hệ quả là Liên minh cầm quyền trung hữu đã bị thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Hội đồng vùng mới đây, khiến Tổng thống N.Sarkozy phải cải tổ Chính phủ. Ngày 23-3, một ngày sau khi Chính phủ được cải tổ, giới công đoàn Pháp phát động "Ngày đấu tranh" trên toàn nước Pháp. Hơn 180 cuộc biểu tình của giáo viên, công nhân lái tàu, nhân viên các ngành dịch vụ, v.v. diễn ra rầm rộ để phản đối cắt giảm việc làm và kế hoạch cải cách chế độ hưu trí của Chính phủ.
Tại Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư khu vực đồng ơ-rô, ngày 24-3, Thủ tướng Rodriguez Zapatero quyết định sẽ tăng cường các biện pháp "khắc khổ" đến mức tối đa nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà nước, hiện cao gần gấp bốn lần mức trần theo quy định của khối.
Tại Anh, nước thành viên EU chưa tham gia khối các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (ơ-rô), Chính phủ và giới doanh nghiệp đang phải ứng phó với làn sóng bãi công và biểu tình đòi cải thiện đời sống và việc làm. Thí dụ, cuộc đình công của các nhân viên phục vụ phi hành đoàn thuộc Hãng Hàng không Anh (BA) trong ba ngày qua gây thiệt hại cho hãng tới 10 triệu USD mỗi ngày.
Ở phía bên kia bờ Ðại Tây Dương, nước Mỹ đã có số nợ công, đến tháng 1-2010, là 12.100 tỷ USD. Kết thúc năm tài khóa 2009, mức thâm hụt ngân sách là 1.420 tỷ USD (bằng 9,2% GDP), buộc Quốc hội phải quyết định nâng mức trần về nợ công từ 12.400 tỷ lên 14.300 tỷ USD. Tỷ lệ người thất nghiệp lên mức hai con số. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hilady Clinton lo ngại cho rằng, thâm hụt ngân sách và nợ công cao kỷ lục ở Mỹ sẽ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia chứ không chỉ trong phạm vi kinh tế.
WTO dự báo khả quan về thương mại toàn cầu
(Theo Mai Phương // Vneconomy)
Xe tải Isuzu xếp hàng chờ xuất khẩu ở cảng Yokohama ở Tokyo, Nhật Bản - Ảnh: AP/Daylife. |
Thu hút FDI có định hướng và chọn lọc đòi hỏi công tác xúc tiến đầu tư phải đổi mới, nâng cao chất lượng, hướng vào đối tác là các tập đoàn xuyên quốc gia, các đối tác nắm công nghệ nguồn, coi trọng các dự án gắn với chuyển giao công nghệ và thân thiện môi trường.
Theo Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3 tháng đầu năm 2010 của Cục Đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn FDI trong tháng 3 đạt kỷ lục 1,4 tỷ USD, đã nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong quý I đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Đây là một kết quả đáng mừng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt. Quan trọng hơn, giải ngân vốn FDI đang có xu hướng tăng lên trong năm 2010: tháng 1 đạt 400 triệu USD; tháng 2 tăng thêm 700 triệu USD và tháng 3 gấp 2 lần tháng 2, gấp 3,5 lần tháng 1.
Hướng dòng vốn vào công nghiệp phụ trợ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định, trong năm 2010 sẽ chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vực quan trọng như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Các ngành khác nhận được sự ưu tiên tiếp theo là chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất tiết kiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn. Để thực hiện được điều này phụ thuộc rất nhiều vào địa phương trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ về cấp phép đầu tư.
Đồng quan điểm, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định: FDI nên được thu hút vào lĩnh vực dịch vụ, đầu tư cho sản xuất nâng cao chất lượng cạnh tranh cho nền kinh tế phát triển bền vững. Đây là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Trong chừng mực nào đấy, thì những năm qua, tỷ trọng FDI dành cho bất động sản là quá lớn. Dù tiềm năng của thị trường này rất lớn, song cần tính tới giải toả các nút thắt để hút thêm FDI vào các lĩnh vực khác như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến...
Bên cạnh việc chọn lọc và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, thu hút FDI trong năm 2010 phải gắn chặt với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế; thu hút FDI hướng vào những ngành nghề, sản phẩm cụ thể, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tối đa tiềm năng và hiệu quả của nguồn vốn này.
Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng quy hoạch tổng thể về thu hút FDI gắn với các loại quy hoạch khác như quy hoạch vùng, quy hoạch ngành...để có thể định hướng luồng vốn FDI. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn nữa như đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mở cửa thị trường dịch vụ
Theo ông Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài Việt Nam, ngành dịch vụ ngày càng chiếm thị phần lớn trong thương mại toàn cầu. Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực: du lịch, tài chính, y tế, chăm sóc sức khỏe... Trong những nền kinh tế phát triển, các dịch vụ này thường chiếm hơn một nửa các hoạt động kinh tế. Ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn còn chậm phát triển và như vậy còn nhiều “đất” để phát triển.
Tại Việt Nam, việc mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ngược lại, sự tăng trưởng và phát triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh khi thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác.
Sức hút đầu tư từ lĩnh vực dịch vụ là tiềm tàng, theo tính toán của UNCTAD, tỷ trọng dịch vụ trong xuất nhập khẩu hiện chiếm khoảng 70% giá trị xuất nhập khẩu toàn cầu. Điều này có nghĩa là muốn thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển, Việt Nam phải mở cửa khu vực dịch vụ và thu hút đầu tư, liên doanh trên các lĩnh vực dịch vụ.
Vì thế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhấn mạnh: “Chúng ta cần tích cực hơn, khẩn trương hơn để đón đầu xu thế này và cần vận dụng mọi biện pháp để tranh thủ cơ hội đầu tư cũng như cơ cấu lại danh mục đầu tư”.
3 bài toán cho kinh tế VN thời hậu khủng hoảng
( Theo Ngọc Châu // vnexpress)
Trong lúc bức tranh kinh tế thế giới hậu khủng hoảng đang dần hình thành, mục tiêu vừa đảm bảo tốc độ tăng GDP, vừa giải quyết được những hệ lụy của tăng trưởng nhanh đặt Việt Nam trước những bài toán khó.
Những vấn đề xung quanh kinh tế Việt Nam năm 2010 được các chuyên gia và doanh nghiệp đưa ra bàn thảo sáng nay tại hội thảo về cơ hội đầu tư - kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Trong bối cảnh chính những nhà kinh tế hàng đầu thế giới như Chủ tịch FED - Ben Bernanke hay GS. Paul Grugman cũng tỏ ra thận trọng về khả năng phục hồi, các chuyên gia trong nước cho rằng, quá trình hồi phục kinh tế tại Việt Nam chứa đựng bất trắc và rủi ro. Trong đó, kinh tế 2010 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào biến động trên thế giới và quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cũng như sự điều hành của Chính phủ.
Theo GS. Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, một trong những vấn đề chính mà Việt Nam đối mặt trong năm 2010 sẽ là hệ lụy của giải pháp chống suy giảm kinh tế trong năm vừa qua. Trong đó, nguy cơ tái lạm phát là dễ thấy nhất, bởi Việt Nam đã phải liên tiếp nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa. Bên cạnh đó, khả năng giá cả nguyên vật liệu tăng khi kinh tế toàn cầu hồi phục, cũng như đầu tư kém hiệu quả ở trong nước là rất lớn. Thâm hụt ngân sách trong năm 2009 là 7% GDP và có khả năng không giảm trong năm 2010.
Tái lạm phát cũng là vấn đề được nhiều nhà kinh tế quan tâm từ nửa cuối năm 2009, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng liên tục leo thang, và chạm mốc 38% vào tháng 12. Với độ trễ của chính sách tiền tệ khoảng 5-6 tháng, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định, giữa năm 2010 có thể chứng kiến giá cả leo thang. Nếu điều này xảy ra, theo ông, thêm lần nữa quy luật giá cả bị phá vỡ, tạo ra áp lực lớn vào cuối năm. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã nhận định, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2010 sẽ là 11%, vượt xa con số 7% được Quốc hội thông qua.
Năm 2010, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn 2009, đồng thời tăng ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn chặn lạm phát. Trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế thế giới còn mong manh, mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn năm 2009 đòi hỏi nhiều nỗ lực. TS. Phó viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả Bộ Tài chính, cho rằng, mục tiêu kép này sẽ đòi hỏi Việt Nam có những điều chỉnh liên tiếp cho phù hợp với tình hình.
Một bài toán khác đặt ra trong năm 2010, theo GS. Võ Đại Lược, là giải quyết vấn đề tỷ giá đôla. Việt Nam cố định tỷ giá và có điều chỉnh nhỏ, VND mỗi năm mất giá 1-2%. Lạm phát ở Việt Nam hàng năm cao hơn ở Mỹ 5-7%, trong khi chỉ điều chỉnh tỷ giá 1-2% khiến đồng Việt Nam rơi vào tình trạng cao giá. Mức cao này tích tụ trong nhiều năm, và theo ông, có tác hại tới xuất khẩu và mở cửa cho nhập khẩu. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của tình trạng nhập siêu kéo dài.
Trong khi đó, theo GS. Nguyễn Mại, Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, việc điều chỉnh cách thức tăng trưởng cũng là yêu cầu trong năm 2010. Hậu khủng hoảng chính là thời điểm để Việt Nam nhìn lại lý thuyết phát triển và chính sách kinh tế của mình. Trong đó, đòi hỏi với Việt Nam, theo ông, là tăng trưởng theo chiều sâu nhờ vào công nghệ và nhân lực có trình độ cao, thay vì tiếp tục tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên sử dụng nhiều vốn và lao động như hiện nay. Người Việt Nam cũng cần vượt ra khỏi tư duy của một nước lạc hậu, phụ thuộc vào viện trợ tài chính và công nghệ nước ngoài.
Chung quan điểm, TS. Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, cho rằng, tác động của khủng hoảng cho thấy các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, cần tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. "Hiện tượng suy thoái vừa qua mới chỉ là sự phản ánh trên bề mặt nền kinh tế của những mất cân bằng bên trong", ông nhận định.
- “Nền kinh tế đang trên đà hồi phục”, nhận định này được nhiều chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Hoạch định chính sách tài chính thời kỳ hậu khủng hoảng” vừa diễn ra tại Hà Nội. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo đã xuất hiện một số rủi ro ảnh hưởng tới tính bền vững của sự phục hồi kinh tế. Chẳng hạn như nguy cơ lạm phát quay trở lại; nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng sản xuất trong nước tăng trưởng chậm, trong khi nhu cầu bên ngoài khó tăng mạnh. Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Ông Vũ Thành Tự Anh, chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright (đại học Harvard) nói sự phục hồi kinh tế được thể hiện qua việc GDP theo quý tăng liên tục. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp gần trở lại bình thường. Tổng doanh số bán lẻ vẫn tăng trưởng cao. “Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tăng trở lại. Thâm hụt cán cân thanh toán. Áp lực giảm giá VND…”, ông Anh cảnh báo. “Thị trường ngoại tệ vẫn căng thẳng”, sau khi đưa ra nhận xét này, ông Phạm Văn Hà thuộc nhóm Tư vấn chính sách bộ Tài chính nêu thực trạng “ngân hàng thiếu vốn dẫn đến chạy đua nâng cao lãi suất huy động”. Theo ông Hà, cần giải quyết vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện nay bằng các biện pháp mang tính thị trường, đồng thời cũng sẵn sàng các biện pháp trung hoà nếu cần thiết để không gây áp lực lạm phát. Mặt khác, kiềm chế dùng vốn ngân hàng cho vay mua bán chứng khoán. “Đồng tiền Việt Nam đã lên giá khá nhiều kể từ năm 2004 trong khi nhập siêu rất lớn năm thứ ba liên tiếp, đặc biệt năm 2009 cán cân tổng thể đã chuyển sang thâm hụt. Nên kiên trì chính sách điều chỉnh tỷ giá hỗ trợ tốt nhất cho xuất khẩu. Đồng thời nên tiếp tục thu hẹp biên độ giao dịch, điều chỉnh bằng tỷ giá trung tâm. Không nên lạm dụng việc áp dụng chính sách lãi suất hỗ trợ tỷ giá vì chính sách này sẽ là “hai bước lùi” đối với các nỗ lực kích cầu cho hàng hoá trong nước”, ông Hà nói. Vẫn tiếp tục chính sách kích thích kinh tế, tuy nhiên theo ông Hà cũng cần kiềm chế bớt thâm hụt ngân sách nếu điều kiện cho phép. Trọng tâm các chính sách kích cầu nên hướng về các ngành xuất khẩu nhiều hơn vì những ngành này vẫn sẽ tiếp tục chịu tác động xấu trong năm 2010. “Về lâu về dài chúng ta vẫn tiếp tục phải phát triển hướng về xuất khẩu nếu chúng ta muốn tăng trưởng nhanh”. Các giải pháp hỗ trợ tài chính, theo ông Hà, nên tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, hỗ trợ an sinh xã hội. Thu hẹp và không nên kéo dài các giải pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp, như bù lãi suất, miễn giảm thuế… Tập trung vốn đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án, công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng sớm trong năm 2010 – 2011. Cơ hội xác lập mặt bằng kinh tế mới Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội thu hút được vốn FDI thì khả năng tăng trưởng kinh tế cao là rất gần. Nền kinh tế Việt Nam xuất khẩu 70% GDP nhưng cũng nhập hơn 80% GDP. “Rõ ràng là có điều kiện để tăng cường tiêu thụ hàng nội địa trong nước, nhất là trong hoàn cảnh thị trường thế giới biến động do khủng hoảng tài chính. Điều đó sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm và cơ hội đầu tư”, ông Hà đánh giá. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền đề cập việc tạo thế cân đối mới giữa thị trường quốc tế và thị trường nội địa. “Trước mắt cần sớm cấu trúc lại tương quan giữa thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Đặc biệt là hướng đến thị trường nội địa theo nguyên tắc khai thác tối đa sức mua của thị trường trong nước, nhất là thị trường nông thôn chiếm 70% dân số quốc gia”, ông Tuyền nói. Kinh tế gia trưởng ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Martin Rama khuyến cáo cần đa dạng hoá các hàng hoá xuất khẩu và các thị trường để tránh bị quá phụ thuộc vào nhu cầu cho một sản phẩm hay từ một vùng. “Giám sát các danh mục đầu tư cùng với kiểm soát các dòng vốn luân chuyển ngắn hạn. Tạo điều kiện từng bước di chuyển theo hướng linh hoạt hơn tỷ giá hối đoái, như một cách để hấp thụ các chấn động bên ngoài”. Tăng số lượng cổ phiếu được giao dịch trong thị trường chứng khoán, đặc biệt thông qua việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước lớn. Hỗ trợ cho việc thành lập các cơ quan xếp hạng tín dụng như là một nền tảng cho sự phát triển của công ty… cũng là những giải pháp được ông Martin Rama gợi ý. Theo GS. TS Nguyễn Thanh Tuyền, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn biến là áp lực làm trì trệ nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng được coi là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế, xác lập mặt bằng kinh tế mới, hướng tới sự phát triển bền vững hơn trong điều kiện Việt Nam tiến sâu vào hội nhập kinh tế toàn cầu. Ông Tuyền nói tiếp: “Cần chọn lọc tiếp nhận đầu tư nước ngoài theo hướng chủ yếu là tiếp nhận đầu tư từ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao thuộc năm ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm có giá trị gia tăng nhanh. Đồng thời áp dụng các chính sách ưu đãi đối với hướng đầu tư này. Các khu vực kinh tế trọng điểm quốc gia, cần từ chối đầu tư công nghệ thấp (gia công may mặc, da giày, gia công các sản phẩm thông dụng…)
Đề xuất chính sách kinh tế thời hậu khủng hoảng
( Theo T.H // SGTT Online)
Ngân hàng Thế giới có là cứu tinh của nước nghèo?
(Minh Thu //Vietnamnet//Theo BBC, Heritage, Knowledge)
Với những “phương châm” được đặt ra từ những ngày đầu thành lập, có vẻ như Ngân hàng Thế giới (WB) là một tổ chức chuyên giúp đỡ các nước nghèo trên thế giới.
Tuy nhiên, những hồ sơ của tổ chức này cho thấy, chẳng những đây không phải là giải pháp giúp nền kinh tế thế giới được cải thiện, mà WB còn là một vấn đề lớn.
Theo ước tính của WB cho chính hiệu quả hoạt động của mình tại châu Âu thì con số của tỷ lệ thất bại là 73%. (Ảnh: austrian). |
Trước hết, việc cho vay của WB là trở ngại đầu tiên cho sự phát triển của các nước nhận vì chính số tiền đó làm mất đi áp lực đối với chính phủ các nước này để hướng tới một nền kinh tế tự do, đồng thời cũng tạo ra nguy cơ xảy ra hiện tượng quan liêu, tham nhũng.
Vì vậy, một rắc rối lớn mà các nước nhận gặp phải là không thể phát triển một cách toàn diện sau khi phải phụ thuộc vào tổ chức này trong vòng hơn 40 năm.
Ủy ban Tư vấn các tổ chức tài chính quốc tế (International Financial Institiutions Advisory Commission – IFIAC) đã kết luận rằng hoạt động của World Bank còn quá nhiều điều phải chê trách.
Có thể nói chi phí đắt đỏ và hiệu quả thấp là đặc trưng nổi bật cho hoạt động của tổ chức này. Theo ước tính của WB cho chính hiệu quả hoạt động của mình tại châu Âu thì tỷ lệ thất bại là 73% .
Vấn đề sẽ không trầm trọng đến mức đó nếu như Ngân hàng Thế giới không “phát minh” ra những cách làm cản bước tiến của các quốc gia mà họ đang cố gắng để giúp đỡ.
Cho vay tiền đồng thời kèm theo những chính sách và điều kiện bắt buộc các nước đi vay phải thực hiện. Theo các nhà phân tích, những điều kiện này thường xâm phạm chủ quyền quá mức và hoàn toàn không thích hợp.
Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, viện trợ của Ngân hàng Thế giới không mấy giúp cải thiện kinh tế các nước nghèo. (Ảnh: Andrewait) |
WB còn tham gia vào việc quản lý nền kinh tế vi mô của các quốc gia cùng với những kế hoạch, chương trình hết sức cồng kềnh, gây nhiều tranh cãi tốn thời gian mà chẳng thu được ích lợi gì.
Ví dụ như ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi WB thực hiện một loạt những chuyển đổi về chính sách tỷ giá hối đoái, từ thả nổi đến thả nổi có quản lý, rồi cố định và đến nay nước này lại phải quay về với chính sách thả nổi ban đầu.
WB sau khi được thành lập đã đặt ra một mục tiêu rất cụ thể rõ ràng là: “Ước mơ của chúng tôi là một thế giới không có đói nghèo”.
Để thực hiện được ước mơ đó, Ngân hàng Thế giới đã thuê hơn 10.000 nhân viên với trên 100 văn phòng đặt ở khắp thế giới kèm theo lượng ngân sách hàng năm lên tới 1,5 tỷ USD.
Nhưng theo Chỉ số Tự do Kinh tế (the Index of Economic Freedom) thì số tiền này của ngân hàng không hề giúp cải thiện cho kinh tế các nước nghèo. Theo dự đoán, những nước này vẫn nghèo như 40 năm trước, khi họ bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của WB.
Bangladesh là một trong những nước nhận được viện trợ nhiều nhất của WB, đồng thời cũng là nước có tỉ lệ tham nhũng đứng đầu thế giới theo đánh giá của Transparency International (TI). Theo TI, tình trạng tham nhũng của Bangladesh đã gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế và hiện nước này vẫn thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới.
( Tinkinhte.com tổng hợp )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com