Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điểm sáng trong nền kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp lại đạt được những bước tăng trưởng đáng ghi nhận. Xuất khẩu nông sản báo hiệu 1 năm gặt hái thành công, giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế nước nhà.

Được giá lợi cả tỷ giá

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) 2 tháng đầu năm đạt 3,6 tỷ USD, tăng trên 50% so với cùng kỳ năm 2010. Ông Nguyễn Viết Chiến, Giám đốc Trung tâm Thống kê tin học - Bộ NN&PTNT đánh giá, năm 2010, xuất khẩu NLTS đã đạt được những con số ấn tượng, thì năm nay, tình hình xuất khẩu còn khả quan hơn rất nhiều, không những được về giá mà còn lợi cả về tỷ giá.

Trong các mặt hàng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu NLTS phải kể đến thủy sản. Xuất khẩu 2 tháng đầu năm của nhóm hàng này đã lên tới trên 800 triệu USD, tăng gần 55% so với cùng kỳ năm trước. Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, dù gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu nhưng xuất khẩu tôm vẫn thu được những kết quả tốt, giá trị xuất khẩu vẫn tăng cả về lượng và giá trị. Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra, basa cũng gặp nhiều thuận lợi trên các thị trường truyền thống và tiềm năng.

“Cà phê đang là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất về giá trị sau 2 năm lao đao, hiện giá cà phê xuất khẩu đang ở mức kỷ lục cao nhất trong vòng 15 năm qua. Nhờ vậy, khối lượng xuất khẩu tăng không đáng kể nhưng giá trị kim ngạch thu về tăng tới 40%”, ông Chiến cho biết. Dự báo, nếu cả năm vẫn giữ khối lượng xuất khẩu như năm 2010 và giá xuất khẩu bình quân giữ được như hiện nay, thì ngành cà phê sẽ vượt qua kỷ lục năm 2007, có thể kim ngạch sẽ đạt tới 2,4-2,5 tỷ USD trong năm 2011.

Nông dân cũng có lợi nhuận

Nếu như thời điểm này cách đây 1 năm, nông dân trồng cà phê trong nước chỉ bán được cho thương lái với giá 16.000-20.000 đồng/kg, thì trong suốt tháng 2-2011 đến đầu tháng 3, giá cà phê trong nước luôn cao ở mức 43.000 đồng/kg. Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở khu vực Tây Nguyên, mức giá này chưa phải là điểm dừng do tác động của tỷ giá USD, giá phân bón, xăng dầu sẽ tăng trong thời gian tới. Do vậy tâm lý phổ biến là nông dân trong vùng găm hàng chờ mức giá cao hơn.

Bên cạnh cà phê, gạo cũng đang là mặt hàng mang lại nhiều triển vọng cho ngành nông nghiệp. Hiện, thế giới đang sốt lương thực khi nhiều nước rơi vào cảnh mất mùa do thiên tai, hạn hán, chiến sự. Đây là cơ hội cho gạo Việt Nam bứt phá và giành được thắng lợi. Gần đây nhất, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nâng mức giá sàn xuất khẩu trung bình tăng 20 USD/tấn với tất cả các loại gạo.

Hoạt động xuất khẩu gạo hứa hẹn sôi động ở giai đoạn sau, khi mà Indonesia đã tăng lượng mua gạo của Việt Nam gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Gần đây nhất, Myanmar cũng đã tạm dừng xuất khẩu gạo để bình ổn thị trường trong nước. Chưa năm nào trong chuỗi xuất khẩu mà lượng gạo giao trong 2 tháng đầu năm lại lớn như vậy, lên tới 1,1 triệu tấn. Đồng thời, từ ngày   1-3, 65 doanh nghiệp xuất khẩu gạo được chỉ định cũng đã bắt đầu thu mua dự trữ lúa gạo vụ Đông Xuân, dù theo giá thị trường nhưng không thấp hơn 5.000 đồng/kg lúa.

Ông Chiến cho biết, trong khi việc tăng tỷ giá VND/USD đang thúc đẩy xuất khẩu tất cả các mặt hàng NLTS tăng trưởng mạnh, thì cũng đang kiềm chế nhập khẩu vật tư nông nghiệp. Bởi vậy, dù giá nhập khẩu tất cả các mặt hàng đều tăng cao, nhưng lượng nhập khẩu giảm, nên giá trị kim ngạch nhập khẩu của ngành có tốc độ tăng chậm hơn so với xuất khẩu: nhập khẩu chỉ tăng 20,3%, trong khi xuất khẩu tăng 50,7%. Ước tổng giá trị nhập khẩu vật tư nông nghiệp xấp xỉ 2,3 tỷ USD. Như vậy, xuất siêu của toàn ngành trong 2 tháng đạt 1,3 tỷ USD.

(An ninh Thủ đô)

  • Xoay xở với bài toán vật giá leo thang
  • Chăn nuôi, nghề cá: Giá tăng, sản xuất khó chồng khó
  • Nông nghiệp Việt Nam - Cơ hội đặt ra trước thách thức : Khẳng định lợi thế
  • Thử thách cho khu vực kinh tế tư nhân
  • Những doanh nhân Việt Nam học tập theo con đường của Trung Quốc
  • Phá rừng dưới 'vỏ' xóa nhà tạm
  • Thoái hóa đất, nguy cơ sa mạc hóa ở miền Trung
  • Phấn đấu đến năm 2030 loại trừ sốt rét
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi