Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người nghèo sẽ nhiều hơn?

Học sinh nghèo sẽ được hỗ trợ học phí. Ảnh: Thanh Thương

Ông Ngô Trường Thi, Phó cục trưởng Cục bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết phương án nâng chuẩn nghèo đã chính thức được phê duyệt và sẽ bắt đầu áp dụng từ đầu năm 2011. Như vậy, chuẩn nghèo sẽ nâng lên gấp đôi so với hiện nay.

Theo ông Thi, bộ đã trình lên Chính phủ 3 phương án, và chính phủ đã chọn phương án nâng chuẩn nghèo ở mức thấp nhất, tức 400.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng cho khu vực thành thị. Chuẩn nghèo hiện tại đang ở mức 200.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 260.000 đồng/tháng đối với thành thị.

“Đây là phương án có tính toán đến yếu tố tăng giá lương thực thực phẩm theo dự báo chỉ số giá tiêu dùng, tuy vậy, những yếu tố còn lại như giáo dục, y tế, nhà ở chưa được tính vào chuẩn này”, ông Thi cho biết.

Trong khi đó, chuẩn cao nhất mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị là mức 480.000 đồng cho khu vực nông thôn và 700.000 đồng cho khu vực thành thị. “Trong chuẩn này đã tính toán hết các nhu cầu sống tối thiểu của một người dân, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến ăn, ở, chữa bệnh…”.

Và chuẩn trung bình là 450.000 đồng và 600.000 đồng áp dụng cho 2 khu vực như trên. Ông Thi cho rằng đây là chuẩn mà bộ rất muốn thực hiện vì không quá cao so với khả năng của ngân sách, và cũng đã tính đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Tuy vậy 2 chuẩn trên không được chính phủ thông qua.

Xung quanh nhiều ý kiến cho rằng chuẩn nghèo của giai đoạn 2011-2015 còn quá thấp vì nhà nước không muốn tăng số lượng người nghèo, vì sẽ đi ngược với mục tiêu giảm nghèo của quốc gia, theo ông Thi, là không có việc này. "Lý do của việc chọn chuẩn thấp nhất là vì nước ta đang phải đối mặt là thâm hụt ngân sách, nếu nâng chuẩn nghèo quá cao thì những chi phí dành cho người nghèo tăng mạnh sẽ tạo nên sự thâm hụt trầm trọng hơn, chứ không phải vì bệnh thành tích”, ông Thi khẳng định.

Nhiều thành phố, tỉnh hiện đang áp dụng chuẩn nghèo cao hơn so với chuẩn quốc gia như TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, dao động từ 600.000-800.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 800.000-1 triệu đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị.

Hiện tại người nghèo được thụ hưởng nhiều chính sách bảo trợ xã hội như có bảo hiểm y tế, hưởng trợ cấp hộ nghèo, học nghề và giới thiệu việc làm miễn phí, hỗ trợ xuất khẩu lao động để xóa nghèo…

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Trung Quốc có đi theo vết xe đổ của Nhật?
  • Đại lí làm thủ tục hải quan: Chưa hiệu quả
  • Việt Nam chưa có chuyên gia tính toán
  • Vì sao mô hình quy hoạch triệu đô vẫn xếp kho?
  • Việt Nam có thể sản xuất được hơn 50 % tân dược thiết yếu
  • Phải xem lại công nghệ thải bùn đỏ
  • Tăng trưởng GDP của Hà Nội được dự đoán đứng đầu thế giới
  • Các năm 2013 - 2014 có thể thiếu điện nghiêm trọng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi