Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có nên xã hội hóa dịch vụ công?

Cải cách tiền lương là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế tham nhũng. Vấn đề tiền lương, mặc dù được xới lên trong nhiều cuộc hội thảo gần đây, vẫn bế tắc về phương hướng giải quyết.

Đầu tháng 5-2010, Chính phủ đã tăng lương tối thiểu lên 730.000 đồng/tháng, thực hiện lần cải cách tiền lương thứ ba kể từ năm 1980, nhưng chưa mang lại kết quả cải thiện nào rõ rệt. Mức tăng lương tối thiểu nói trên không bù đắp kịp mức tăng chỉ số giá cả trong nhiều năm qua.

Một điều nghịch lý là mức lương công chức thấp, nhưng bộ máy tiếp tục phình ra. Trong ba năm qua, có 16.000 viên chức bỏ việc, nhưng hàng năm có thêm 100.000 công chức được tuyển dụng vào các cơ quan hành chính, các đoàn thể.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, số người hưởng lương từ ngân sách trong cả nước đến nay lên đến 6,1 triệu người bao gồm 1,6 triệu viên chức sự nghiệp, 1,4 triệu người hưu trí, 1,6 triệu người có công với cách mạng, 300.000 công chức các cơ quan đảng, đoàn thể, 300.000 cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách cấp xã… Quỹ lương từ ngân sách không ngừng tăng lên với con số khổng lồ là 200.000 tỉ đồng hàng năm, tương ứng với 30% tổng chi ngân sách.

Tiền lương công chức nói chung không đủ sống, nhưng tại sao rất ít người bỏ việc, bộ máy vẫn phình ra? Rõ ràng thu nhập của công chức không chỉ dựa vào lương; công chức cấp cao thì có đặc quyền, đặc lợi, công chức cấp dưới vẫn có người có thể “thu vén” qua việc nhũng nhiễu. Đó là nguyên nhân của tham nhũng tràn lan.

Chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng trong quản lý nhà nước, chúng ta vẫn còn bao cấp nặng nề nên vấn đề tiền lương vẫn là vấn nạn lớn. Sẽ ảo tưởng nếu nghĩ rằng có một chủ trương nào đó sẽ giải quyết “trọn gói”, “một lần rồi xong” vấn đề tiền lương, mà phải giải quyết tiệm tiến, từng mặt, từng bước.

Trước hết phải xem lại có cần duy trì sự độc quyền của các cơ quan công quyền trong giải quyết công việc của dân. Tại sao chúng ta không chuyển khu vực dịch vụ công cho tư nhân, cho xã hội thực hiện, chỉ nắm những lĩnh vực trọng yếu? Nhà nước chỉ làm công việc ban hành chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện của tư nhân, xã hội. Thực hiện điều này sẽ giảm được số lượng lớn viên chức, khắc phục được nạn nhũng nhiễu, tạo thêm việc làm mới cho xã hội tăng được thu nhập cho viên chức hiện hữu.

Mặt khác, nên thực hiện việc để bên ngoài thành lập các dịch vụ hậu cần cho các cơ quan hành chính phục vụ cho các nhu cầu công vụ như sử dụng xe con, lưu trú, bảo vệ, làm vệ sinh, bảo trì điện nước… Xã hội hóa công tác phục vụ các cơ quan công quyền chắc chắn sẽ góp phần hiệu quả bảo vệ công sản, giảm đặc quyền đặc lợi.

Đây không phải là những đề xuất mới trong việc tinh giản bộ máy và cải cách tiền lương, nhưng cho đến nay chưa có cơ quan chức năng nào nghiên cứu để đề xuất thành chính sách. Nếu vẫn quản lý và vận hành bộ máy công chức như hiện nay vấn đề tiền lương vẫn chưa có lối ra!

(Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

  • Nói nhiều, làm ít
  • Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo
  • Người nghèo sẽ nhiều hơn?
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Trung Quốc có đi theo vết xe đổ của Nhật?
  • Đại lí làm thủ tục hải quan: Chưa hiệu quả
  • Việt Nam chưa có chuyên gia tính toán
  • Vì sao mô hình quy hoạch triệu đô vẫn xếp kho?
  • Việt Nam có thể sản xuất được hơn 50 % tân dược thiết yếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi