Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ổn định kinh tế vĩ mô tạo đà tăng trưởng

Việt Nam đã đạt được một số kết quả trong điều hành kinh tế vĩ mô như duy trì được đà tăng trưởng kinh tế khá cao trong khi kinh tế thế giới suy giảm, giữ được sự ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh được cải thiện…

Ảnh minh họa

Đó là nhận định chung của các đại biểu tại Hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng: Kinh tế VN năm 2010, triển vọng 2011” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội VN tổ chức trong 2 ngày 21 và 22/9 tại TPHCM.

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Hội thảo ghi nhận việc điều hành vĩ mô và các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát của VN đã đạt được những kết quả tích cực. 8 tháng đầu năm 2010, vốn FDI đăng ký vào VN đạt 11,6 tỷ USD (đạt 87,7% so với cùng kỳ 2009), trong đó vốn thực hiện đạt 7,3 tỷ USD, tăng 3,6%; ngân sách thu đạt 67,9% so với kế hoạch. Đáng lưu ý, GDP trong quý 3/2010 dự báo tăng 7,18%, nhiều khả năng GDP năm 2010 sẽ đạt 6,7%; CPI trong 8 tháng được kiềm chế ở mức 5,08%.

Theo các chuyên gia, để ổn định kinh tế vĩ mô, cần giải quyết tốt các chính sách và nguồn lực cho sự phát triển như chính sách đất đai; tạo việc làm; an sinh xã hội; bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Cần có một thể chế kinh tế và hành chính hiện đại, có hiệu lực cao…

Điều quan trọng là thúc đẩy tăng trưởng hợp lý và kiểm soát lạm phát thay cho tăng trưởng bằng mọi giá.

Về điều hành ổn định kinh tế vĩ mô,  Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Ayumi Konishi đã nhận xét, thách thức lớn nhất trong giai đoạn trước mắt là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó chú trọng kiểm soát lạm phát. Điều quan trọng tiếp theo là phải đẩy mạnh cải cách hành chính vì nó sẽ tăng tính hiệu quả và khả năng hấp thụ của nền kinh tế Việt Nam.

Về trung hạn và dài hạn, phát triển một Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh cho giai đoạn 2011-2020, và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 thông qua việc tham vấn công khai với tầm nhìn đúng đắn, sẽ là chìa khóa then chốt, vì tính minh bạch và việc mọi số liệu và thông tin đều có sẵn sẽ tăng niềm tin của người dân về những triển vọng tăng trưởng của đất nước.

Gắn với tái cấu trúc nền kinh tế

Vấn đề đặt ra tại hội thảo là làm thế nào để ổn định kinh tế vĩ mô gắn với tái cấu trúc nền kinh tế.

Tại hội thảo, một nội dung được các chuyên gia tập trung phân tích là Chính phủ cần đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động đầu tư, hiệu quả sản xuất của các thành phần kinh tế để có những điều chỉnh và phát huy hợp lý, tạo nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh và bền vững hơn trong năm 2011.

Dự báo năm 2011, nền kinh tế của nước ta sẽ tiếp tục phát triển tốt hơn năm nay, song chúng ta cần tập trung vào hai vấn đề cơ bản trong điều hành kinh tế vĩ mô, đó là tăng trưởng hợp lý và kiểm soát lạm phát bởi điều hành kinh tế vĩ mô là một vấn đề phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Theo Phó GS - TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, ngoài việc cải cách ngân sách nhà nước và đầu tư công, thì Nhà nước cần tập trung nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của các tập đoàn nhà nước đồng thời khởi động công nghiệp hỗ trợ làm cở sở phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Còn ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, mục tiêu ngắn hạn là cần thu hẹp giữa khoảng cách tiết kiệm và đầu tư vào khu vực công. Mức đầu tư công cao tác động không nhỏ tới nhập siêu, tỷ giá hối đoái và lạm phát. Chỉ khi nào kéo giảm được đầu tư công, việc tiết kiệm mới mang lại hiệu quả.

Đầu tư cho khu vực nông thôn cần được tăng cường để tăng sức mua cho nông dân. Nông nghiệp phát triển, thu nhập người dân tăng sẽ kích thích nhu cầu mua sắm, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính theo hướng toàn diện. Cần tận dụng tốt hơn nữa cơ hội từ các hiệp định song phương và đa phương để thúc đẩy xuất khẩu. Đây cũng chính là nền tảng để hàng hóa VN có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, thông qua việc được hưởng ưu đãi thuế quan từ các cam kết.

Các ý kiến tại  hội thảo nhất trí cho rằng, để nâng cao hiệu quả nền kinh tế phải ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh và xác định các ngành, sản phẩm được ưu tiên phát triển trong giai đoạn mới. Các ngành, sản phẩm ưu tiên cho nền kinh tế cần phát triển mạnh là luyện kim, lọc và hóa dầu, điện tử tin học, dịch vụ du lịch.. Những ngành này sẽ thay thế dần một số ngành thâm dụng nhiều lao động hiện nay như dệt may, giày da, chế biến gỗ...

Để định vị nền kinh tế phát triển theo hướng vững chắc, nước ta còn phải giải quyết tiếp 2 vấn đề là Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chất lượng nguồn lực. Nếu 2 vấn đề này còn cản trở thì tái cấu trúc chưa thể thành công.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo kinh tế vĩ mô 2010
  • Tiết kiệm điện: Cân bằng cung - cầu năng lượng
  • Cung cầu lao động ở Đồng Nai : “Lệch pha” !
  • Kinh tế quá ‘nghiện’ đầu tư và tín dụng
  • Tái lập mặt đường sau thi công Vẫn còn ngổn ngang
  • Tạm trữ lúa gạo đến khi nào?
  • Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Thu nhiều, chi ít
  • Hiệp hội chủ hàng sẽ can thiệp việc thu phí của hãng tàu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi