Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đấu thầu qua mạng: Vượt trở ngại để tạo cú hích mới

Việc triển khai thí điểm đấu thầu qua mạng thời gian qua cho thấy hình thức này gặp một số khó khăn, mà lớn nhất là quyết tâm của chủ đầu tư.

Ngày 22/9/2010, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị triển khai Thông tư số 17/2010/TT-BKH ban hành ngày 22/7/2010 quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng.

Cơ sở pháp lý cao nhất để triển khai việc này là Luật Đấu thầu được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 với Điều 30 quy định về hình thức đấu thầu qua mạng. 

Ngày 3/9/2009, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thí điểm đấu thầu qua mạng tại 3 đơn vị là UBND Thành phố Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đồng thời khuyến khích các cơ quan khác có nhu cầu và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng.

Song song với đó, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã phối hợp với chuyên gia Hàn Quốc xây dựng hệ thống đấu thầu qua mạng thử nghiệm tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn.

Sẽ tạo một cú hích mới

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông - Ảnh: Chinhphu.vn

Theo ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, đấu thầu qua mạng thể hiện rõ những ưu việt so với hình thức truyền thống. Về chi phí, ở Hàn Quốc, việc đấu thầu qua mạng tiết kiệm tới 4 tỷ USD mỗi năm.

Nếu như trước đây phải nộp hồ sơ thầu theo giờ hành chính, thì nay dù đấu thầu ở Hà Nội, một công ty ở TP. Hồ Chí Minh cũng dễ dàng nộp hồ sơ bất cứ lúc nào, kể cả 2, 3h sáng.

Với hình thức truyền thống, việc mở hồ sơ thầu theo thứ tự chữ cái cũng mất cả buổi, nên đôi khi vẫn có tình trạng nhà thầu mở sau được lợi hơn. Nhưng khúc mắc này cũng đã được giải quyết, khi trong đợt thí điểm đấu thầu theo hình thức mới vừa qua, chỉ hết 1 phút để mở hồ sơ của 14 nhà thầu.

Ngoài ra, việc triển khai đấu thầu qua mạng sẽ kích thích các bộ, ngành phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), phát triển các giao dịch công qua mạng. Đây cũng sẽ là bước đi có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử.

Còn Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định, với các hàng hóa số lượng lớn, việc thực hiện mua sắm công tập trung thông qua đấu thầu điện tử ngoài tiết kiệm chi phí đấu thầu còn làm giảm bớt gánh nặng Ngân sách Nhà nước, bởi giá mua buôn luôn rẻ hơn giá bán lẻ.

Ví dụ, hàng năm các cơ quan Nhà nước mua hàng vạn máy tính của nhiều doanh nghiệp trong nước, nếu như đặt hàng theo yêu cầu chung của tất cả các đơn vị mua sắm thì có thể tiết kiệm được chi phí phân phối, tiếp thị bán lẻ.

Theo Phó Tổng giám đốc VNPT Tô Mạnh Cường, VNPT đang dự kiến lựa chọn 12 gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp để thí điểm và sẽ tiếp tục mở rộng trong các đơn vị thành viên VNPT. Ông Tô Mạnh Cường tin tưởng, với hạ tầng CNTT và trình độ cán bộ tại đơn vị, việc đấu thầu qua mạng sẽ thành công.

Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: Không phải trở ngại lớn nhất

Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu Lê Văn Tăng - Ảnh:Chinhphu.vn

Thừa nhận hệ thống hạ tầng CNTT hiện nay chưa thật sự đầy đủ để triển khai rộng rãi đấu thầu qua mạng, nhưng ông Lê Văn Tăng vẫn cho rằng, nếu chờ đến lúc hoàn thiện thì không biết đến bao giờ có thể triển khai được, cần phải có một “cú hích” để đổi mới căn bản công tác đấu thầu.

Ngoài ra, khi đấu thầu qua mạng cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề về bảo mật, chứng thư số hoặc đảm bảo đường truyền thông suốt không bị ngẽn…

Tuy nhiên, ông Lê Văn Tăng khẳng định đây không phải vấn đề khó khăn lớn nhất. Trở ngại lớn nhất là quyết tâm của các chủ đầu tư, vì rõ ràng đấu thầu qua mạng sẽ triệt tiêu một số “quyền”, từ đó làm ảnh hưởng tới “lợi ích” của một số người.

Thứ trưởng Đăng Huy Đông khẳng định, với hệ thống mua sắm công điện tử, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm trong việc công khai, minh bạch hóa , giảm thiểu tham nhũng, tăng hiệu quả trong chi tiêu công.

Đây cũng là vấn đề xã hội cũng như cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm, song để thực hiện được, phải có quyết tâm các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và sự hỗ trợ của hệ thống truyền thông.

Không như hình thức truyền thống, đấu thầu qua mạng đòi hỏi sự thông thạo nhất định về công nghệ thông tin, do đó vấn đề đào tạo cho đội ngũ nhân lực từ lãnh đạo đến chuyên viên cũng sẽ cần nỗ lực rất lớn.

Ngoài ra, một vấn đề khác cần phải quan tâm nghiêm túc là việc tránh tình trạng "đầu voi đuôi chuột", thử nghiệm kéo dài mà không được triển khai rộng rãi trong thực tế.

Ông Lê Văn Tăng thừa nhận, các đơn vị hiện nay mới thử nghiệm các gói thầu quy mô nhỏ. Đơn vị đầu tiên trúng thầu đấu thầu điện tử cho hay gói thầu có giá trị chỉ khoảng hơn 61 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau thời gian vận hành trơn tru, sẽ triển khai những gói thầu lớn, thậm chí trị giá hàng trăm triệu USD. Cục Quản lý đấu thầu cũng đã đề nghị các đơn vị thí điểm phải nói rõ số lượng gói thầu đấu thầu qua mạng, bao nhiêu gói đấu thầu rộng rãi, bao nhiêu gói đấu thầu hạn chế hay chào hàng cạnh tranh…

Và trong thời gian tới, với vai trò đầu mối, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, kiểm tra giám sát việc triển khai hoạt động đấu thầu.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • Ổn định kinh tế vĩ mô tạo đà tăng trưởng
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo kinh tế vĩ mô 2010
  • Tiết kiệm điện: Cân bằng cung - cầu năng lượng
  • Cung cầu lao động ở Đồng Nai : “Lệch pha” !
  • Kinh tế quá ‘nghiện’ đầu tư và tín dụng
  • Tái lập mặt đường sau thi công Vẫn còn ngổn ngang
  • Tạm trữ lúa gạo đến khi nào?
  • Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Thu nhiều, chi ít
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi