Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo kinh tế vĩ mô 2010

Công nghiệp dẫn đầu về tăng trưởng trong năm 2010.

Năm nay, tăng trưởng GDP có thể đạt khoảng 6,7%, lạm phát được khống chế thành công, nhập siêu đạt chỉ tiêu đề ra.

Những dự báo này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thông báo tại buổi họp báo chiều 31/8, sau khi báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và dự kiến kế hoạch năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được trình lên thường trực Chính phủ xem xét.

Trong bản báo cáo chi tiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sau khi đạt tăng trưởng GDP 5,83% trong quý 1 và 6,4% trong quý 2, cơ quan này cho rằng quý 3 tăng trưởng GDP có thể đạt 7,18%.

“Ước cả năm 2010, GDP tăng khoảng 6,7%, vượt chỉ tiêu tăng trưởng 6,5% do Quốc hội đã đề ra, trong đó khu vực nông nghiệp và thủy sản tăng trưởng 2,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,6%, và khu vực dịch vụ đạt 7,5%”, báo cáo cho hay.

Kết quả này cũng đem đến sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu GDP. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng GDP từ 20,91% năm 2009 giảm xuống 20,3% trong năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,24% tăng lên 41,1%; tỷ trọng khu vực dịch vụ giảm nhẹ từ 38,85% xuống 38,6%.

Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng dưới 8%, là mức tăng có thể chấp nhận được để ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Do tăng trưởng đạt kết quả khả quan, thu chi ngân sách cũng được cải thiện hơn so với các con số kế hoạch trước đó.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010 tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 524,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với dự toán năm; chi ngân sách nhà nước ước đạt 625,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với dự toán năm.

Báo cáo cũng cho biết, dự kiến sẽ sử dụng một phần tăng thu ngân sách trung ương để giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2010, xuống mức 6% GDP, thấp hơn 0,2% GDP so với kế hoạch đề ra.

Với các chỉ tiêu về đầu tư và tài chính, vốn đầu tư phát triển xã hội cả năm 2010 ước đạt 800 nghìn tỷ đồng, bằng 41% GDP, tăng 12,9% so với năm 2009, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước đạt 180 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng 18,9%; vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước đạt 55 nghìn tỷ đồng, tăng 18,9%; vốn đầu tư dân cư và tư nhân 249,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9%; vốn FDI ước đạt 171,9 nghìn tỷ đồng, tăng gần 28%; vốn ODA giải ngân khoảng 3,5 tỷ USD.

Về tiền tệ và tín dụng, năm 2010 tổng phương tiện thanh toán ước tăng 20-25%; tổng số dư tiền gửi tăng 22%; và tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 25%, báo cáo đưa ra dự báo.

Cũng nằm trong các chỉ tiêu đạt kế hoạch, xuất khẩu năm nay có thể đạt kim ngạch 67,5 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2009, gấp 3 lần so với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% được Quốc hội thông qua; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 81,5 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm trước.

Đồng thời, nhập siêu năm nay ước vào khoảng 13 tỷ USD, bằng 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt mục tiêu của Quốc hội khống chế nhập siêu dưới 20% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tuy nhiên, tính về giá trị tuyệt đối, nhập siêu năm nay vẫn cao hơn chút ít so với năm 2009, tiếp tục gây áp lực lên cán cân thanh toán của Việt Nam.

Theo ước tính, cán cân thương mại năm nay thâm hụt 10,1 tỷ USD, cán cân dịch vụ thâm hụt 1,9 tỷ USD, thu nhập đầu tư thâm hụt 5,4 tỷ USD và chuyển tiền thặng dư 6,9 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân vãng lai dự kiến thâm hụt 10,6 tỷ USD.

Mặc dù được bù đắp bằng 9,2 tỷ USD từ thặng dư cán cân vốn, cán cân tổng thể năm 2010 dự kiến vẫn thâm hụt khoảng 4 tỷ USD.

(Theo Vneconomy)

  • Tiết kiệm điện: Cân bằng cung - cầu năng lượng
  • Cung cầu lao động ở Đồng Nai : “Lệch pha” !
  • Kinh tế quá ‘nghiện’ đầu tư và tín dụng
  • Tái lập mặt đường sau thi công Vẫn còn ngổn ngang
  • Tạm trữ lúa gạo đến khi nào?
  • Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Thu nhiều, chi ít
  • Hiệp hội chủ hàng sẽ can thiệp việc thu phí của hãng tàu
  • Năm 2011, Việt Nam sản xuất bắp biến đổi gen
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi