Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá điện theo cơ chế thị trường: Cần minh bạch, công khai các yếu tố hình thành giá điện

Cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định về việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường và bắt đầu thực hiện từ 1-6-2011. Như vậy, theo quyết định này, giá bán điện có thể thay đổi tùy theo diễn biến của nền kinh tế thị trường chứ không theo lộ trình hàng năm như trước đây.

Tối thiểu 3 tháng sẽ điều chỉnh giá điện/lần

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1-6 tới đây, giá bán điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Cụ thể, trong năm tài chính, giá bán điện chỉ được điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành. Các thông số đầu vào khác của giá bán điện chỉ được xem xét để điều chỉnh giá bán điện sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán theo quy định. Thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là ba tháng. Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường phải được thực hiện công khai, minh bạch.

Trường hợp cần thiết, Nhà nước sử dụng quỹ bình ổn giá điện và các biện pháp khác để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Trường hợp giá nhiên liệu, tỷ lệ ngoại tệ tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành và cơ cấu sản lượng điện phát thay đổi so với kế hoạch phát điện hiện hành đã được Bộ Công thương phê duyệt, làm giá bán điện tại thời điểm tính toán giảm từ 5% trở lên so với giá bán điện hiện hành thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh giảm giá bán điện tương ứng, đồng thời báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để giám sát

Trong trường hợp giá bán điện tại thời điểm tính toán so với giá bán điện hiện hành tăng với mức 5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh giá bán điện ở mức tương ứng sau khi đăng ký và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời gian 5 ngày, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời và nếu chưa có ý kiến trả lời, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện 5%.
 
Liệu có minh bạch?

Việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường đã được Bộ Công thương đặt ra từ cách đây khá lâu. Và ngay khi mới chỉ là dự thảo, vấn đề này đã được nhiều chuyên gia trong ngành nêu ra nhiều câu hỏi. Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng, chưa có cạnh tranh trong ngành điện thì sao có thể có “cơ chế thị trường” trong giá bán điện? Nhìn một cách khách quan, việc cho phép bán điện theo cơ chế thị trường là một hướng đi đúng. Nhưng với thực tế hoạt động của ngành điện hiện nay thì chưa hợp lý. Bởi lẽ, “cơ chế thị trường” chỉ có đầy đủ khi thỏa mãn điều kiện cần: Đó là có ít nhất 3 doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng về giá điện khi cung cấp điện cho người dân và điều kiện đủ: Người dân có quyền chọn mua điện của doanh nghiệp nào. Nhưng hiện tại cả hai yếu tố “cần và đủ” đều chưa có. Vậy quyết định cho phép EVN điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường thực chất là “buông lỏng” sự quản lý của Nhà nước đối với giá điện và cho phép EVN có được cơ chế mới đó là có thể tự tăng giá theo ý mình.

TS Vũ Đình Ánh cũng từng nhận định: muốn có thị trường điện cạnh tranh đương nhiên cần đi theo lộ trình và cần phải tách bạch được 4 khâu: Cung ứng, truyền tải, phân phối, sử dụng. Trong đó, rõ ràng EVN đang quá độc quyền khi nắm giữ 60% khâu truyền tải, cung ứng và phân phối điện. EVN đang được quyền tự mua, tự đặt giá. “Vậy thì cạnh tranh ở chỗ nào?” – ông Ánh đặt câu hỏi.

Hiện đơn vị mua buôn điện duy nhất là Cty mua bán điện và đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện là Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia vẫn trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thị trường điện cạnh tranh chỉ thực sự minh bạch khi tách bạch được các đơn vị này đứng riêng độc lập. Bởi nếu trong cùng hệ thống, người mua buôn duy nhất, đồng thời có quyền lợi ở khâu phát điện thì thị trường điện sẽ hết sức méo mó. “Khi đó, ai đảm bảo là anh mua buôn điện không vì lợi ích cục bộ mà làm sai lệch các thông tin thị trường. Thị trường điện vận hành lệch lạc sẽ không thể nói đến chuyện giá điện minh bạch” - một chuyên gia kinh tế nhận xét.

Khi áp dụng giá điện theo cơ chế thị trường thì điều kiện cần và đủ là thiết kế thị trường đã hoàn chỉnh (không có bóng dáng độc quyền chi phối). Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà dư luận đòi hỏi việc tái cơ cấu EVN phải đi cùng với yêu cầu minh bạch, công khai có yếu tố hình thành giá điện, để người tiêu dùng cảm thấy yên tâm là giá đó là giá cạnh tranh chứ không phải giá độc quyền của EVN.  

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Dịch vụ hậu cần Việt Nam còn rất ít thời gian
  • Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”
  • Cắt giảm đầu tư công sao cho khỏi thiệt?
  • Năm 2011: Mưa, bão sẽ nhiều hơn
  • Giảm chi phí để ổn định sản xuất
  • Không nuông chiều hàng nội!
  • Thắng trước mắt, thua lâu dài?
  • CPI tháng 4/2011 có thể tăng khoảng 3%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi