Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”

Đối với việc  thực hiện lộ trình giá  thị trường, việc điều chỉnh lương tối thiểu, vấn đề đặt ra là cần ngăn chặn tình trạng “té nước theo giá, tát nước theo lương” để giảm thiểu tác động đến công cuộc kiềm chế lạm phát hiện nay.

Ảnh minh họa

Việc thực hiện lộ  trình theo giá thị trường là việc chẳng đặng đừng, xuất phát từ nhiều yếu tố. Trong nền kinh tế thị  trường, giá cả biến động theo quy luật cung- cầu, theo sự biến động của giá cả đầu vào trong điều kiện của nước ta hiện nay, cung chưa đủ cầu, giá cả thế giới tăng, thì giá bán ở trong nước cũng buộc phải tăng lên.

Nếu không tăng lên, thì hiện tượng sử dụng lãng phí, hay việc xuất lậu qua biên giới sẽ gia tăng, Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh, các mặt hàng này sẽ không thể chịu đựng nổi; hoặc việc giãn tăng trong cuối năm trước do CPI lúc đó tăng cao, đến nay không thể trì hoãn được nữa.

Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gia tăng vào những ngành, lĩnh vực để tận dụng giá điện, giá xăng dầu thấp của Việt Nam để xuất khẩu sản phẩm, nhằm thu lợi nhuận cao…

Việc điều chỉnh lương tối thiểu cũng là việc chẳng đặng đừng, bởi trong điều kiện lạm phát tăng, nếu lương không tăng, thì mức sống thực tế của những người hưởng lương cố định sẽ bị sụt giảm.

Tuy nhiên, tình trạng “té nước theo mưa” thường xảy ra trong các lần điều chỉnh giá, điều chỉnh lương trước đây, thậm chí còn “vượt trước đón đầu”. Tình trạng này không chỉ làm cho việc điều chỉnh lương bị giảm ý nghĩa thực tiễn, mà còn làm cho vòng xoáy “lạm phát- tăng lương- lạm phát”,… tiếp tục diễn ra, gây ra tâm lý bất ổn.

Tình trạng “té nước mưa” được biểu hiện trên nhiều phương diện. Có những nhóm, mặt hàng dịch vụ ít hoặc không trực tiếp bị ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá, điều chỉnh lương, nhưng đã tăng giá, thậm chí còn tăng giá trước để đón đầu.

Các nhóm mặt hàng, dịch vụ chỉ bị tác động ít, nhưng giá đã tăng khá cao, thậm chí còn tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ điều chỉnh giá, tốc độ điều chỉnh lương, mặc dù những mặt hàng, dịch vụ, lương điều chỉnh chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá thành, giá bán của mặt hàng, dịch vụ đó.

Để nhận biết việc tăng giá của nhóm mặt hàng, dịch vụ đó có thuộc diện “té nước theo giá, tát nước theo lương” hay không, cần căn cứ vào tỷ trọng chi phí của những mặt hàng mà Nhà nước tăng giá, tỷ trọng của lương khu vực Nhà nước điều chỉnh trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh mặt hàng, dịch vụ đó và tốc độ điều chỉnh giá, lương của Nhà nước. Nếu tốc độ tăng giá của mặt hàng, dịch vụ mà cao hơn tốc độ này thì phải xử lý và công bố cho người tiêu dùng.

Chẳng hạn, đối với mặt hàng A, chi phí xăng dầu chiếm 10%; khi xăng tăng 30%, thì giá của mặt hàng đó chỉ được tăng 3%, nếu giá tăng vượt qua 3%, thì phải xử lý và thông báo rộng rãi cho người tiêu dùng.

Nếu mặt hàng A vừa sử dụng điện, vừa sử dụng xăng dầu, thì cách tính cũng tương tự như trên. Chẳng hạn cũng với mặt hàng A ở trên, nếu chi phí về điện chiếm tỷ trọng 10% trong tổng chi phí để sản xuất ra mặt hàng đó; nếu giá điện tăng 20%, thì giá của mặt hàng này chỉ được tăng 2%. Tính chung giá cả của mặt hàng A tăng do giá xăng dầu, giá điện tăng không được vượt quá 5%.

Thực tế những ngày vừa qua, có một số mặt hàng đã tăng giá vượt quá tốc độ tăng giá xăng, giá điện- đó không chỉ là sự lợi dụng kiếm lời, mà còn đi ngược lại với chủ trương về kiềm chế lạm phát của Nhà nước.

Vì vậy, các địa phương cần khẩn trương rà  soát, kiểm tra, thanh tra, xử lý tình trạng “té nước theo giá, tát nước theo lương”.

(Theo Minh Ngọc // Tin Chính phủ)

  • Cắt giảm đầu tư công sao cho khỏi thiệt?
  • Năm 2011: Mưa, bão sẽ nhiều hơn
  • Giảm chi phí để ổn định sản xuất
  • Không nuông chiều hàng nội!
  • Thắng trước mắt, thua lâu dài?
  • CPI tháng 4/2011 có thể tăng khoảng 3%
  • Cắt giảm đầu tư công: Cần sự chỉ đạo, điều phối mạnh
  • Vừa là kinh tế, vừa là đạo lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi