Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2011: Mưa, bão sẽ nhiều hơn

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 diễn ra hôm 31/3, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, năm 2011, mưa, bão có thể nhiều hơn do biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Việt Nam không còn cách nào khác là là sẵn sàng và đương dầu với biến đổi khí hậu.
 
Ông Phạm Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, mùa mưa, bão năm 2011, tình hình thời tiết, thủy văn cả nước sẽ diễn biến phức tạp. Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam có khả năng nhiều hơn so với năm 2010. Trên phạm vi cả nước, nền nhiệt thấp hơn hoặc xấp xỉ trung bình nhiều năm. Riêng các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ những tháng nửa đầu mùa hè vẫn có khả năng xảy ra một số đợt nắng nóng, tuy nhiên mức độ sẽ ít hơn, phạm vi ảnh hưởng không rộng, cường độ không gay gắt và không kéo dài như năm 2010.

Cũng theo nhận định của ông Tăng, lượng mưa năm nay đạt mức xấp xỉ và cao hơn so với trung bình nhiều năm. Ở Nam Bộ và Tây Nguyên, có khả năng mùa mưa đến sớm hơn so với mọi năm. Đỉnh lũ cao nhất năm 2011 trên các hệ thống sông tại Bắc Bộ phổ biến cao hơn đỉnh lũ năm 2010, có khả năng xuất hiện vào cuối tháng 7 và tháng 8; trên các sông ở Thanh Hóa, Bình Thuận vào tháng 8 và 9; trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình và Tây Nguyên vào tháng 9 và 10, các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận vào tháng 10 và 11 và trên các sông Tiền, sông Hậu vào nửa đầu tháng 10.

Để chủ động ứng phó với lụt bão, thiên tai nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và của, ông Tăng cho biết: “Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương sẽ luôn cố gắng dự báo sớm nhất, cụ thể nhất trong thời gian cho phép. Tuy nhiên, hiện nay cả nước có tới 28 tỉnh ven biển với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Chúng tôi không thể có bản tin chi tiết từng địa phương. Trong mỗi bản tin thời tiết, chúng tôi luôn cố gắng thông tin từng khu vực, các địa phương phải theo dõi tình hình chung và có cảnh báo cụ thể cho địa phương mình”.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, năm 2010, thời tiết  có nhiều diễn biến thất thường gây ảnh huởng nghiêm trọng đến người và tài sản. Ví dụ đợt lũ lớn xảy ra liên tiếp trong tháng 10 và tháng 11/2010 làm ngập lụt kéo dài tại Miền Trung. Trong đó đợt mưa lũ tháng 10 trên sông Ngàn Sâu ( Hà Tĩnh) đạt trên mức  lịch sử. Thiên tai đã làm 273 nguời chết, 96 nguời mất  tích; 491 nguời bị thuơng; hơn 6 nghìn căn nhà bị đổ sập, trôi và có tới hơn 300.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hai… Tổng thiệt hại lên tới 16.064 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các đại diện các địa phương đều cho rằng thời gian tới cần có chiến lược chung về phòng chống lụt bão trên  cả nuớc, quan tâm hỗ trợ vốn để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phòng chống lụt bão và hệ thống đê, kè sông, biển, hồ đập, hệ thống thoát lũ, đường thoát lũ... cũng như việc bố trí tái định cư, di dời dân, giúp các địa phương xây dựng nông thôn mới.  

Trước nguy cơ diễn biến khó lường của mùa mưa, bão năm 2011 này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai và đề nghị các Bộ, ngành rà soát bổ sung các phương tiện cứu hộ cứu nạn để kịp thời cứu hộ, cứu nạn tại chỗ khi có tình huống xấu xảy ra. Công tác tuyên truyền, thông tin liên lạc và dự báo, cảnh báo thiên tai cũng phải được tăng cường.

(Theo Báo đầu tư)

  • Giảm chi phí để ổn định sản xuất
  • Không nuông chiều hàng nội!
  • Thắng trước mắt, thua lâu dài?
  • CPI tháng 4/2011 có thể tăng khoảng 3%
  • Cắt giảm đầu tư công: Cần sự chỉ đạo, điều phối mạnh
  • Vừa là kinh tế, vừa là đạo lý
  • Tiếp vốn cho doanh nghiệp
  • Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi