Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không nuông chiều hàng nội!

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia đưa ra tại hội thảo sử dụng hiệu quả phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước và xuất khẩu bền vững do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và Tổ chức Mutrap tổ chức ngày 14-4, tại TP.HCM.

Ông Vũ Bá Phú, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho rằng những biện pháp ưu đãi thuế thu nhập hay tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong nước có khi vi phạm cam kết WTO. Còn biện pháp sử dụng hàng rào kỹ thuật được coi hợp pháp nhưng sẽ đem lại thua thiệt cho sản xuất trong nước vì trình độ sản xuất của doanh nghiệp VN kém so với thế giới. Do đó, biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp là công cụ hữu hiệu nhất hỗ trợ doanh nghiệp nội địa. Từ đó giúp doanh nghiệp chống đỡ với hàng nhập khẩu.

Ông Shin Jung Hoon, Trưởng ban Điều tra, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, cho biết các vụ việc phòng vệ thương mại xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này cần theo hướng tích cực cho sản xuất trong nước chứ không chỉ nhằm bảo hộ hàng nội địa. Hàn Quốc cũng từng mạnh tay áp thuế chống bán phá giá với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây trong khi hàng hóa nhập khẩu ngày càng tăng cao thì số vụ áp thuế chống bán phá giá tại Hàn Quốc lại giảm dần. Lý do cơ quan chức năng nước này đang nỗ lực chống chủ nghĩa bảo hộ hàng trong nước. “Biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nước ngoài chỉ là giải pháp cuối cùng. Nếu sử dụng không đúng cách thì việc áp thuế chống bán phá giá và trợ cấp trở thành rào cản cho sản xuất trong nước” - ông Shin Jung Hoon khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng thừa nhận những năm qua, hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào VN có dấu hiệu không bình đẳng và khả năng gây thiệt hại cho hàng trong nước. Các cơ quan quản lý chưa làm tròn trách nhiệm của mình trong việc phòng vệ thương mại để giúp hàng hóa sản xuất trong nước đứng vững trên sân nhà.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Giảm chi phí để ổn định sản xuất
  • Thắng trước mắt, thua lâu dài?
  • CPI tháng 4/2011 có thể tăng khoảng 3%
  • Cắt giảm đầu tư công: Cần sự chỉ đạo, điều phối mạnh
  • Vừa là kinh tế, vừa là đạo lý
  • Tiếp vốn cho doanh nghiệp
  • Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam 2011
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Cửa ngõ quốc tế miền Đông Nam Bộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi