Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm đầu tư công, vốn đầu tư phát triển vẫn tăng

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 5/2011 ước tính 17.800 tỷ đồng; trong đó vốn Trung ương đạt 3.800 tỷ đồng, vốn địa phương đạt 14.000 tỷ đồng.

Tính chung 5 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước thực hiện 73.300 tỷ đồng, bằng 39% kế hoạch năm và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Vốn Trung ương quản lý đạt 15.123 tỷ đồng, bằng 36,1% kế hoạch năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 2.456 tỷ đồng, bằng 33,3%, tăng 4%.

Các Bộ Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch vốn đầu tư thực hiện đều giảm, đạt trên dưới 32% kế hoạch năm.

Phần vốn địa phương quản lý đạt 58.236 tỷ đồng, bằng 39,8% kế hoạch năm và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2010. Một số địa phương có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn là Thủ đô Hà Nội đạt 6.096 tỷ đồng, bằng 30,4% kế hoạch năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; Thành phố Hồ Chí Minh 4.581 tỷ đồng, bằng 32,5% và tăng 9,5%; Đà Nẵng 3393 tỷ đồng, bằng 59,2% và tăng 14,2%

Như vậy, trong bối cảnh cắt giảm đầu tư công đang được thực hiện quyết liệt nhưng tổng vốn cho đầu tư phát triển từ ngân sách ở cả Trung ương và địa phương đều tăng so với cùng kỳ, điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện mạnh mẽ hơn nữa trong những tháng tới.

Để thực hiện nghiêm Nghị quyết số 11/NQ-CP về cắt giảm đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đến 30/6 phải hoàn thành việc cắt giảm vốn đầu tư.

Sau thời điểm này, nếu bộ, ngành và địa phương nào chưa cắt giảm, điều chuyển hết số vốn bố trí cho các dự án khởi công mới theo Nghị quyết của Chính phủ sẽ kiến nghị thu hồi về ngân sách Trung ương đối với phần vốn thuộc ngân sách Trung ương và trái phiếu Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ kiến nghị thu hồi toàn bộ số vốn đã phân bổ cho các dự án nhưng chưa đủ thủ tục đầu tư; các dự án kém hiệu quả; các dự án được bố trí kế hoạch vốn nhiều năm nhưng triển khai thực hiện quá chậm, các dự án không có khả năng thực hiện trong năm 2011 do khó khăn trong giải phóng mặt bằng hoặc các vướng mắc khác trong triển khai thực hiện.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi