Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

JPMorgan Chase và ANZ bình luận gì về lạm phát ở Việt Nam?

Sau khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu CPI tháng 4 của Việt Nam, JPMorgan Chase và ANZ đã đưa ra những dự báo mới.

Ngày 25/4, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 tăng 3,32% so với tháng 3/2011, tăng 9,64% so với tháng 12/2010 và tăng 17,51% so với tháng 4/2010.

Bình luận về diễn biến lạm phát ở Việt Nam, ông Matt Hildebrandt từ JPMorgan Chase Bank, N.A. chi nhánh Singapore, nhận xét trong báo cáo vừa công bố, rằng: "Lạm phát ở Việt Nam đang "nóng" hơn trong những tháng gần đây, có hai lý do khiến chúng tôi tiếp tục cho rằng nó sẽ đạt đỉnh vào quý 3 năm nay và sau đó sẽ giảm tốc".

Theo JPMorgan Chase Bank, thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã thắt chặt chính sách trong vài tháng gần đây theo Nghị quyết 11. Có những quan ngại cho rằng Chính phủ Việt Nam sẽ sớm nới lỏng chính sách như đã từng xảy ra trong quá khứ.

Tuy nhiên, sau khi JPMorgan Chase Bank đến thăm Việt Nam một vài tuần trước đây, Ngân hàng này tin tưởng rằng Chính phủ Việt Nam đang rất quyết tâm kiểm soát lạm phát. Và tỷ lệ lạm phát tháng 4 càng cho thấy vai trò của mục tiêu này.

Thứ hai, việc giá thực phẩm và năng lượng tăng sẽ khiến người tiêu dùng giảm chi tiêu và nhu cầu trong nước sẽ giảm xuống, điều này sẽ làm giảm áp lực đối với các nhân tố chính lên lạm phát trong thời gian tới.

Dựa trên những đánh giá của mình, JPMorgan Chase Bank đưa ra dự báo lạm phát ở Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào tháng 8/2011 với mức tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010 và đạt 18% trong năm 2011.

Cũng theo tính toán của JPMorgan Chase Bank, lạm phát cơ bản (không bao gồm giá thực phẩm, nhóm giao thông) tính đến tháng 4/2011 đã tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, trong báo cáo ra ngày 25/4, sau khi số liệu CPI được công bố, Ngân hàng ANZ kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tăng lãi suất repo và lãi suất tái cấp vốn thêm 100 điểm phần trăm (1%) trong quý 2 này. Hiện lãi suất trên thị trường mở (OMO) và lãi suất tái cấp vốn đều ở mức 13%/năm.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Khi Chính phủ cũng “thừa” biên chế
  • Tại sao những 'quả đấm thép' thành 'chúa Chổm'?
  • Chuyển sang tình trạng thừa điện…
  • Ba bài toán kinh tế 2011: Biện pháp và điều kiện
  • 'Ấn tượng kinh tế VN là nông nghiệp'
  • FDI cả nước 4 tháng giảm gần 50% cùng kỳ
  • 10 năm nữa mới có thị trường điện cạnh tranh!
  • Đổ bể dự báo CPI tháng 4: Tiếp tục thắt chặt tiền tệ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi