Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 năm nữa mới có thị trường điện cạnh tranh!

Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, Bộ Công Thương, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển qua ba giai đoạn, hiện mới đang ở giai đoạn một của thị trường phát điện cạnh tranh. Phải tới sau năm 2022 thị trường mới đạt được đến mức độ thị trường bán lẻ cạnh tranh.

Hiện nay, thị trường điện Việt Nam phụ thuộc lớn vào kênh phân phối, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Bởi trong khi các nước khác người tiêu dùng được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện thì Việt Nam hiện vẫn chỉ duy nhất có một nhà được phép bán điện cho người tiêu dùng.

Tại cuộc họp báo giải đáp những thắc mắc liên quan tới giá điện mới đây của Bộ Công Thương, thứ trưởng Hoàng Quốc Vương cho biết, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là thị trường phát điện cạnh tranh,  giai đoạn hai là thị trường bán buôn cạnh tranh và giai đoạn ba là thị trường bán lẻ cạnh tranh.

“Trong quyết định 26/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì cũng đã nêu ra lộ trình, hình thành và phát triển các tốc độ của thị trường. Theo đó , thị trường phát điện cạnh tranh nếu thực hiện tốt, giai đoạn phát triển này sẽ từ 2011cho đến 2014; Thị trường bán buôn cạnh tranh sẽ phát triển từ 2015-2022 và thị trường bán lẻ cạnh tranh sẽ phát triển sau 2022. Khi thị trường đạt được đến mức độ thị trường bán lẻ cạnh tranh, lúc đó người mua điện mới được lựa chọn người cung cấp cho mình”. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói.

Cũng theo Bộ Công Thương, để vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ 1/7 tới đây và để thị trường điện Việt Nam phát triển một cách bền vững, Chính phủ đã quyết tâm giải quyết một số vấn đề lớn. Thứ nhất là điều chỉnh giá điện. Vấn đề quan trọng thứ hai là việc từ ngày 5/4/2011 đã có thông báo tái cơ cấu ngành điện, bước đầu tiên để xây dựng thị trường điện là nhóm các công ty phát điện hiện nay đang nằm trong EVN, dự kiến trong thời gian tới EVN sẽ xây dựng đề án để  hình thành 3 tổng công ty phát điện nằm trong EVN, là các tổng công ty 100% vốn nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con.

Vấn đề thứ ba nữa là hình thành thị trường điện lực. Ngày 16/3 vừa qua, Chính phủ cũng đã có thông báo kết luận của Chính phủ về xây dựng chiến lược phát triển ngành điện, trong đó Bộ Công Thương chỉ đạo EVN xây dựng những văn bản cần thiết để từ 1/7 này sẽ có thể vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh.

Thứ trưởng Biên cho biết, cho tới thời điểm này Bộ đang chuẩn bị tất cả các công việc cần thiết, cụ thể là xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, qui định vận hành thị trường, xây dựng trên cơ sở hạ tầng thông tin phát triển mạng và các đường truyền để phục vụ cho vận hành các thị trường điện.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Đổ bể dự báo CPI tháng 4: Tiếp tục thắt chặt tiền tệ?
  • Cảnh báo 'tiêu cực kinh tế VN' của Moody’s không đáng lo?
  • Nghịch lý lạm phát tháng 4
  • Dấu hiệu tích cực đằng sau CPI
  • Giảm chi phí để tự cứu
  • Lý do khiến CPI tháng 4 có thể vượt 3%?
  • PPP sẽ giúp giảm “đặc quyền”?
  • Bình ổn giá cần được cân nhắc lại?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi