Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Khó quản” người đại diện vốn nhà nước kiêm nhiệm

Sau hơn 1 năm thực hiện Quy chế Người đại diện (NĐD), Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) Trần Văn Tá vẫn chưa hết trăn trở về cơ chế NĐD phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền là một trong 746 DN mà SCIC thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (Ảnh: Đức Thanh)

 “SCIC có cần cử người đại diện ở tất cả các doanh nghiệp (DN)? Cơ chế khuyến khích NĐD như thế nào? Cơ chế giám sát ra sao? Làm thế nào để tuyển dụng được NĐD giỏi? Cơ chế chia sẻ lợi ích, trách nhiệm ra sao?”, ông Tá nêu một loạt câu hỏi.

Theo số liệu của SCIC, tính đến tháng 8/2009, SCIC thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 746 DN với 914 NĐD, trong đó có 740 NĐD giữ các chức danh lãnh đạo, điều hành DN (chiếm 81%), 150 NĐD kiêm nhiệm là cán bộ các đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương (chiếm 16%) và chỉ có 24 NĐD là cán bộ của SCIC. 

Thực hiện Quy chế NĐD, trong hơn 1 năm qua, SCIC tiếp tục thực hiện việc kiện toàn hệ thống này theo hướng tiếp tục kế thừa những NĐD đã được bộ, ngành, địa phương cử; phối hợp với cơ quan chủ quản cũ để lựa chọn và thay thế những NĐD hết tuổi lao động hoặc có nguyện vọng thôi làm NĐD hoặc NĐD không chấp hành Quy chế NĐD. Bên cạnh đó, SCIC trực tiếp thực hiện quyền cổ đông hoặc cử cán bộ SCIC làm NĐD trong những DN quan trọng hoặc phát sinh những vấn đề phức tạp. 

Cùng với việc tiến hành bổ sung, thay thế, SCIC cũng từng bước pháp lý hóa mối quan hệ SCIC với NĐD, thay thế các quyết định cử NĐD mang tính chất hành chính trước đây bằng các văn bản ủy quyền mang tính chất hợp đồng dân sự. “Về cơ bản, việc phối hợp giữa SCIC và NĐD đã chặt chẽ hơn, nhờ vậy đã góp phần giúp SCIC thực hiện được vai trò cổ đông năng động, góp phần bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại DN”, ông Tá nhận định.

Thực hiện Quy chế mới, năm 2009 (tính đến ngày 31/7/2009), SCIC đã phối hợp với NĐD tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông tại hơn 700 DN. NĐD nhận được chỉ đạo kịp thời và sát sao hơn từ SCIC khi tham gia ý kiến vào các vấn đề quan trọng của DN, nên đã thực hiện được đầy đủ quyền và nghĩa vụ cổ đông nhà nước. Cụ thể, trên cơ sở phối hợp với NĐD, SCIC tham gia đầu tư mua cổ phần dành cho cổ đông hiện hữu tại 24 DN, thoái đầu tư tại 86 DN, thu hồi công nợ được 2.116 tỷ đồng (trong đó có 614 tỷ đồng cổ tức).

Không những thế, NĐD đã phối hợp với SCIC thực hiện các giải pháp cơ cấu thành công tại nhiều DN như tham gia ý kiến vào phương án kinh doanh, phương án tài chính, phương thức quản trị, đề án tái cơ cấu…, đã giúp không ít DN từ kinh doanh thua lỗ chấm dứt được tình trạng thua lỗ kéo dài và bước đầu hoạt động có lãi.

Tuy nhiên, đánh giá tổng thể về cơ chế NĐD phần vốn nhà nước tại DN sau cổ phần hoá, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền cho rằng, cơ chế này hiện có nhiều điểm chưa rõ ràng. “Thứ nhất, người quản lý DN nhà nước trước khi cổ phần hoá là nhân viên nhà nước, nhưng cho tới nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào xác định vị trí của họ sau khi cổ phần hoá. 

Thứ hai, hiện vẫn tồn tại không ít trường hợp, SCIC được giao quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào DN, nhưng NĐD phần vốn này lại do bộ, ngành hoặc UBND cấp tỉnh quản lý, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý và hạn chế khả năng điều phối, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền quản lý phần vốn đó”, ông Hiền phân tích.

Tại Hội nghị NĐD vốn nhà nước tại DN vừa được tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM, ông Tá cho biết, theo Quy chế NĐD, một số nội dung NĐD bắt buộc phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của SCIC trước khi biểu quyết tại hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông, tuy nhiên, một số NĐD không tuân thủ quy định này. Cá biệt, vẫn còn không ít NĐD cho rằng, họ đã được bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cử làm đại diện thì có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền cổ đông nhà nước. 

Trong khi đó, một số NĐD kiêm nhiệm là cán bộ của các bộ, ngành, địa phương do không trực tiếp quản lý DN, không nắm chắc tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh DN, nên chưa phát huy tốt vai trò của mình, một mặt chưa thực sự là người bảo vệ quyền lợi phần vốn nhà nước tại DN, mặt khác chưa có nhiều hỗ trợ thiết thực đối với DN… 

Không những thế, hiện vẫn còn tình trạng một số NĐD biểu quyết vào các quyết định của DN khác ý kiến của SCIC, không đảm bảo quyền lợi của cổ đông nhà nước như phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhưng “quên” mất cổ đông nhà nước không chỉ gây thiệt hại cho nhà nước, mà còn pha loãng cổ phần nhà nước; phát hành cổ phần cho đối tượng khác với giá thấp hơn giá thị trường; sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, quyết định đầu tư lớn không đúng thủ tục... 

Phần vốn nhà nước đầu tư tại DN có được bảo toàn, phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào NĐD. Chính vì vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền, cần phải hoàn thiện cơ chế NĐD phần vốn nhà nước tại DN trên cơ sở làm rõ địa vị pháp lý, mối quan hệ với cơ quan quản lý vốn (SCIC), cơ quan quản lý nhà nước (bộ, ngành, địa phương), từ đó mới xác định cơ quan đầu mối quản lý về mặt nhân sự đối với đội ngũ lãnh đạo này.

 

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư )

  • Quản lý đất đai - Đụng đâu vi phạm đó
  • Lượng hoá hiệu quả kích cầu
  • Doanh nghiệp Đồng Nai: Chủ động hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh
  • Cổ phần hoá DNNN: Liên tục vỡ kế hoạch
  • Gói kích cầu 497: Nông dân khó “chạm tay”
  • Quyết liệt phát triển thị trường nội địa
  • “Đánh thức” Tây Nguyên: Chuyện không chỉ là vốn!
  • Đa số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động hiệu quả?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi