Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không nên duy trì DNNN hoạt động công ích

Không nên duy trì doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động công ích bởi loại hình DNNN công ích cần được cổ phần hóa để tạo cơ chế hoạt động cạnh tranh hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động, đồng thời giảm thiểu chi phí của nhà nước.

Đó là một trong những đề xuất Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đưa ra trong kiến nghị đổi mới nhằm tăng cường hiệu quả của việc chuyển đổi mô hình hoạt động DNNN.

VAFI kiến nghị, phải tách biệt được cơ chế quyền chủ sở hữu vốn nhà nước ra khỏi quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, DNNN phải thực hiện chế độ công bố thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động như 1 công ty niêm yết. Đối với DNNN đã hoàn thành cổ phần hóa trong các năm vừa qua mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu của tiến trình cải tổ, cần phải tiếp tục tiến trình cải tổ theo hướng bán bớt hoặc bán toàn bộ cổ phần nhà nước cho nhà đầu tư chiến lược hoặc cho công chúng (tùy theo tình hình thực tế) để tăng cường quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng tài chính nội tại của doanh nghiệp.

Nhanh chóng chuyển đại bộ phận DNNN sang mô hình hoạt động công ty cổ phần. Việc cùng một thời điểm chuyển đại bộ phận DNNN sang mô hình công ty cổ phần có cổ phần đa số của nhà nước (kể cả việc chấp nhận nhà nước nắm giữ 95% vốn điều lệ ban đầu) không có gì khó khăn, theo VAFI. Nếu thực hiện đồng thời thì tiến trình này chỉ mất 3 năm. Chuyển đổi đồng loạt theo cách thức như trên sẽ làm cho gần như toàn bộ DNNN hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều, đó sẽ là tiền đề để dễ dàng thực hiện tiến trình cải tổ doanh nghiệp. VAFI cũng khuyến cáo cần hạn chế tối đa bảo lãnh của Chính phủ đối với việc vay vốn của DNNN và doanh nghiệp tư nhân.

Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và ở nước ta đã chỉ ra rằng con đường hình thành doanh nghiệp quy mô vốn lớn hoạt động hiệu quả phải là con đường cổ phần hóa và niêm yết chứng khoán. Việc hình thành các tập đoàn từ phép cộng hành chính không giải quyết được các vấn đề lớn về nâng cao quản trị doanh nghiệp và huy động vốn.

VAFI cho rằng, trong việc chuyển đổi DNNN, đến nay vẫn chưa tách biệt được cơ chế quyền chủ sở hữu vốn nhà nước ra khỏi quản lý hành chính nhà nước; chưa thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước một cách tập trung và thống nhất (có một cơ quan thực hiện tất cả các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp).

Về việc tách biệt được quyền chủ sở hữu với quyền sản xuất kinh doanh của DNNN, có thể thấy rất rõ trong vụ việc tiêu thụ xăng của nhà máy lọc dầu Dung Quất: Bộ Công thương chỉ định đơn vị này mua, đơn vị kia bán trong khi đây phải là trách nhiệm và thẩm quyền của Tổng giám đốc Petro Vietnam (PVN). Thêm nữa, trong một thời gian khá dài, Chủ tịch Hội đồng quản trị DNNN kiêm luôn chức vụ Tổng giám đốc, vì thế chưa có sự tách biệt giữa quyền của một đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với quyền điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên thực tế, còn khá nhiều quan chức quản lý hành chính nhà nước nằm trong Hội đồng quản trị của DNNN... Những biểu hiện trên cho thấy, việc quan trọng nhất trong chuyển đổi quản trị tại DNNN vẫn chưa đảm bảo theo nguyên tắc Luật Doanh nghiệp đề ra.
Theo VAFI, trong và sau chuyển đổi, luật lệ và nguyên tắc, cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu ở DNNN chưa đúng với nguyên tắc quản trị trong các doanh nghiệp hiện tại.

Với một doanh nghiệp, nhìn từ các góc độ, thường chỉ có một chủ sở hữu. Ví dụ trong công ty cổ phần, đại diện chủ sở hữu là đại hội đồng cổ đông. Những quyết định quan trọng phải được thông qua tại đại hội cổ đông - nhưng điều này không diễn ra tại DNNN. Ở DNNN, nhiều cơ quan, nhiều người tham gia vào đại diện chủ sở hữu của DNNN và cùng có tiếng nói trong các vấn đề.

Quyết định của đại hội cổ đông là quyết định của những nhà kinh doanh, cơ chế quyết định dựa trên nguyên tắc của thị trường, kinh doanh. Còn quyết định ở DNNN là quyết định của một bộ quản lý hành chính nhà nước là chủ yếu. Dù là dự án kinh doanh thì tư duy thiên về quản lý hành chính nhà nước vẫn chi phối; cơ chế ra quyết định vẫn là cơ chế ra quyết định quản lý hành chính. Một trong những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp là: mục tiêu của chủ sở hữu đặt ra phải rõ ràng, nhưng đối với DNNN, do nhiều người tham gia vào đại diện chủ sở hữu nên mục tiêu không rõ ràng, không nhất quán.

(Tamnhin)

  • Giữ CPI ở 9% cũng rất khó!
  • Kinh tế quý I tăng trưởng trong khó khăn
  • Bất ổn kinh tế: Việt Nam và cú sốc từ hội nhập
  • Môi trường kinh doanh Việt Nam tiến thêm 10 bậc
  • CPI 7% bất khả thi?
  • Dự án công nghệ cao tiếp tục vào Việt Nam
  • Bình ổn giá: Cơ hội mở rộng thị phần
  • Việt Nam và cú sốc từ hội nhập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi