Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng trước, khủng hoảng nay

Cạnh tranh chủ yếu là thâm dụng lao động khó tạo ra lợi thế trong giai đoạn tới - Ảnh: L.Q.N.
Việt Nam đã không lưu lại bất kỳ bài học nào từ cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997, trong khi xuất hiện ngày càng nhiều quan ngại về thời gian và cách thức để ra khỏi khủng hoảng hiện tại mà mức độ của nó trầm trọng hơn nhiều.

Vào một ngày trung tuần tháng 5 vừa qua, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã gặp nguyên Phó thủ tướng Hàn Quốc Okyu Kwon tại một khách sạn ở Hà Nội.

Ông Kwon kể cho nguyên phó thủ tướng, ngay trong cuộc khủng hoảng 1997, chính phủ nước này đã tiến hành chính sách cải cách mạnh mẽ trong hàng loạt các lĩnh vực như luật pháp, tài chính, doanh nghiệp… Kết quả là bốn năm sau, Hàn Quốc đã tăng trưởng tới 8,6% và kéo dài cho đến gần đây.

Kinh nghiệm bị bỏ lỡ

“Tăng trưởng tới 8,6%?”, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan hỏi lại. Rồi ông thốt lên: “Đó là điều thần kỳ. Tôi thực sự ấn tượng”.

Liên hệ với hoàn cảnh Việt Nam lúc đó, giọng ông Khoan trầm xuống. Năm 1997 Việt Nam đã tăng trưởng trên 8,15%, nhưng đến 1998 tốc độ này đã bắt đầu xuống dốc, đến năm 1999 thì chỉ còn 4,8%. Kinh tế trì trệ nhiều năm sau đó, cho đến 2005 mới ngoi lên được 8,4%, tương đương mức tăng trưởng của năm 1997 bắt đầu khủng hoảng.

“Như vậy, Việt Nam chúng tôi phải mất tám năm mới khắc phục được”, ông Khoan nói.

Nhưng, theo các nhà phân tích, có một động lực mạnh mẽ giúp kéo nền kinh tế này đối phó với khủng hoảng. Đó là luật Doanh nghiệp năm 2000 mà tinh thần của nó thực sự đổi mới: “Doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm”.

Theo Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, nhờ vào bộ luật này (được sửa đổi vào năm 2005) đến nay có 300.000 doanh nghiệp tư nhân trên toàn quốc, gấp mười lần so với số doanh nghiệp hoạt động vào năm 2000. Khu vực kinh tế này đã giúp kéo con tàu kinh tế Việt Nam qua giai đoạn đó.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn trắng tay với các kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng đó. Ông Vũ Khoan nói: “Chúng ta đã không có bất kỳ tổng kết nào. Thật đáng tiếc”.

Lo lặp lại bài học

Làm sao để Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng lần này đang là điều đáng bàn. Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá nhận xét, theo kinh nghiệm của ông, trong vòng ba thập kỷ qua, kể từ khi đất nước thống nhất, những năm nào có số cuối là 8 và 9 thì đều xấu với kinh tế Việt Nam. Năm 1978 – 1979 xấu, năm 1988 – 1989 cũng xấu và bây giờ cũng xấu. “Cần nhớ là năm ngoái, Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng trước khi chịu tác động của kinh tế thế giới. Đó là do yếu kém nội tại”, ông Giá nói.

Nhưng, chỉnh đốn những yếu kém nội tại này như thế nào đang là thách thức với các đồng sự cũ của ông Giá ở bộ Kế hoạch và đầu tư. Bộ này, theo yêu cầu của Chính phủ, đang chuẩn bị đề án “Tái cấu trúc nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thế giới suy giảm”.

Chưa rõ, đề án này khi nào mới hoàn thành và đưa vào triển khai, nhưng chắc chắn nó khó mà tác động ngay với nền kinh tế, mà mô hình tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và mở rộng đầu tư. Trong khi Chính phủ dồn dập tăng bội chi ngân sách, tăng đầu tư công để chống chọi với suy thoái kinh tế, thì các nhà phân tích, như ông Ayumi Konishi của Ngân hàng Phát triển châu Á lo ngại rằng điều này sẽ khiến tình hình bất ổn vĩ mô trở lại, cũng như gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Bên cạnh đó, nhiều đề xuất tái cấu trúc 1 – 2 tập đoàn chưa khô mực, thì đã có chỉ đạo thành lập thêm 3 – 4 tập đoàn nữa từ các tổng công ty nhà nước. Rõ ràng, đâu là cách mà Việt Nam vượt ra cuộc khủng hoảng này đang là một dấu hỏi.

Nhận xét với đồng nghiệp Hàn Quốc hôm đó, ông Khoan nói: “Tôi có cảm giác là việc cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp Việt Nam chưa được đặt đúng tầm quan trọng mà nó đưa lại”.

Góp ý với ông Khoan hôm đó, ông Kwon cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần tái cơ cấu thật nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng,… Ông Khoan không phủ nhận những gợi ý này, nhưng hàm ý rằng, bây giờ ông đã nghỉ hưu rồi, và trách nhiệm đó thuộc về thế hệ lãnh đạo đương thời.

Với giọng đầy trăn trở, ông nói: “Bản thân tôi rất suy nghĩ và lo lắng cho cuộc khủng hoảng này. Lần trước chúng tôi mất đến tám năm, vậy lần này mất bao nhiêu năm? Nhân tố gì giúp Việt Nam khắc phục, và điều gì sẽ làm khủng hoảng kéo dài như lần trước?”.

(Theo SGTT)

  • Báo cáo của VFA màu hồng, cái nhìn các tỉnh màu xám
  • Đảm bảo an ninh lương thực: Cần đáp án cụ thể cho bài toán quỹ đất nông nghiệp
  • Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan - Khai thác thị trường Trung Quốc sẽ nâng cao được năng lực sản xuất
  • Cần lập cơ quan dự báo kinh tế quốc gia
  • Đắng cay doanh nghiệp: Đoạn trường ai hay
  • Giúp DN lập chiến lược
  • Tăng cường quản lý chi tiêu công
  • Để phát triển bền vững hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi