Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan - Khai thác thị trường Trung Quốc sẽ nâng cao được năng lực sản xuất

Gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ xây dựng các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt Nam ở các vùng nông thôn… Nhưng trong khi các kế hoạch này còn chưa được thực hiện tốt thì hàng hoá nhập ngoại, nhất là hàng Trung Quốc với giá rẻ lại đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam nhờ các chính sách khuyến khích về thuế… Việc chiếm lĩnh thị trường nội địa của doanh nghiệp trong nước càng khó khăn. Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn bà Phạm Thị Loan, đại biểu Quốc hội, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Việt Á về vấn đề này.

Theo tính toán của bộ Công thương, chỉ cần chiếm được 1/4 thị trường nội địa Việt Nam – tương ứng với giá trị hàng tiêu thụ 4,5 tỉ USD, bằng 5,1%GDP, sẽ giải quyết được nhập siêu, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế…

Các doanh nghiệp đã bỏ quên thị trường nội địa quá lâu, đến nay, khủng hoảng bên ngoài tác động ngay đến cả thị trường trong nước. Dân số hiện nay của nước ta đã trên 86 triệu nhưng đa số người dân có mức thu nhập còn thấp thì những năm trước đây, sức mua cũng chưa phải quá lớn. Nhưng hiện nay và trong tương lai, rõ ràng là thị trường nội địa rất quan trọng, cần phát triển song song với việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đáng lẽ ra từ trước đã phải có một chiến lược quốc gia về phát triển thị trường nội địa. Bây giờ mà làm đã là chậm nhưng còn hơn không. Điều cốt yếu là phải nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư chiều sâu, đáp ứng nhu cầu của người dân. Trên cơ sở đó mới có thể định hướng lại thói quen, ý thức tiêu dùng hàng nội… của người dân.

Các chính sách của Nhà nước đang có chuyển hướng nhất định để phát triển thị trường nội địa. Nhưng sản xuất hàng hoá trong nước đang đứng trước sức ép rất lớn hàng ngoại nhập giá rẻ từ nước ngoài, nhất là hàng Trung Quốc…

Nhiều nước hiện nay song song với việc tăng cường bảo hộ trong nước thì họ cũng có chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu hàng ra nước ngoài, thậm chí là trợ giá... trong khi ở Việt Nam, các chính sách để bảo vệ hàng hoá trong nước trước làn sóng hàng nhập ngoại chưa rõ, thậm chí không có các chính sách để khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, chính sách để hàng Việt Nam nâng cao chất lượng, mẫu mã để cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài. Chúng ta còn chưa có hàng rào kỹ thuật về thuế quan hay về chất lượng để bảo vệ hàng trong nước, để ngăn chặn, giảm nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được rồi, có chất lượng, giá cả tương đương. Thậm chí ta còn chưa có hàng rào tốt để ngăn chặn những mặt hàng có chất lượng kém, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... như một số mặt hàng hoa quả, trái cây, nội tạng gia cầm…

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp muốn kiện một số sản phẩm nhập ngoại có biểu hiện bán phá giá nhưng theo bà, có công cụ gì để giúp họ kiện không?

Vì mình chưa có luật chống bán phá giá. Cho nên, khó xác định hàng nước ngoài nào bán phá giá hay bảo hộ quá mức... Ở các nước, luật này họ xây dựng, áp dụng từ lâu nên hàng của ta xuất khẩu đi một số nơi bị kiện chống bán phá giá.

Chúng ta có thể hạn chế hàng nhập từ Trung Quốc nhưng cho dù có làm được thì khả năng Việt Nam vẫn luôn phải nhập siêu lớn từ nước này. Theo bà, có đối sách nào trong quan hệ thương mại Việt Trung không?

Họ có lợi thế là dân đông, thị trường rất lớn nên sản xuất ra có quy mô lớn như là bán buôn nên giá thành sản xuất rất cạnh tranh. Nhưng nếu ta chạy theo giá để cạnh tranh với họ thì không được mà phải có chính sách tạo ra thương hiệu, chất lượng để đáp ứng yêu cầu của người dân và giữ được thị trường nội địa...

Cũng nên chủ động hợp tác với Trung Quốc để có thể khai thác thị trường của họ. Có thể xuất khẩu sang họ và phát triển sản xuất của mình. Cho nên, nếu có chính sách tốt, mở cửa thông thương sang họ nhiều hơn cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao được năng lực sản xuất, tận dụng được thị trường rất lớn bên cạnh mình. Tiếc là đầu tư về công nghệ… của mình còn kém. Hơn nữa, chính sách biên mậu của mình còn chưa rõ. Hàng của họ sang mình thì dễ mà hàng của mình sang họ thì khó. Nên xác định thị trường Trung Quốc là thị trường mở của mình. Đây phải là một thị trường chiến lược, thị trường quan trọng của Việt Nam. Vấn đề là hàng của mình có vào được các kênh phân phối của họ hay không? Có được người tiêu dùng Trung Quốc chấp nhận hay không. Ta cũng có nhiều mặt hàng mà Trung Quốc cần như hoa quả, nông sản, thuỷ sản, cao su, khoáng sản… nhưng có vẻ như ta chưa khai thác hết thế mạnh của mình.

( Theo Mạnh Quân // SGTT Online)

  • Cần lập cơ quan dự báo kinh tế quốc gia
  • Đắng cay doanh nghiệp: Đoạn trường ai hay
  • Giúp DN lập chiến lược
  • Tăng cường quản lý chi tiêu công
  • Để phát triển bền vững hơn
  • “Đáy” khủng hoảng: Đừng nôn nóng chủ quan
  • “Sính” công nghệ ngoại
  • Nhập cư vào Hà Nội: Thực trạng và biện pháp quản lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi