Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng cường quản lý chi tiêu công

Công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và giám sát của người dân là điều luôn được nhắc tới trong quản lý chi tiêu công. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, chi tiêu công tăng mạnh như hiện nay, khiến thâm hụt ngân sách lớn, thì càng đòi hỏi phải quản lý chi tiêu công chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa.


Các chuyên gia kinh tế đã từng chỉ ra rằng, nhu cầu hỗ trợ, hay cứu trợ nền kinh tế một cách khẩn trương, quyết liệt như hiện nay có thể làm sao nhãng "bài toán" hạn chế lãng phí, thất thoát trong chi tiêu công.

Hơn nữa, phạm vi đối tượng tác động và nguồn quỹ của gói kích thích kinh tế thường khá rộng, nên trong ngắn hạn, rất khó giám sát đầy đủ mặc dù Chính phủ dù luôn nhất quán chủ trương kiểm soát chặt nguồn vốn này. Nếu xét tới cả 4 yêu cầu cơ bản trong quản lý chi tiêu công, thì dường như những thông tin cần thiết và cụ thể về những đối tượng được thụ hưởng, về đường đi thực sự của đồng vốn kích cầu vẫn còn thiếu; trách nhiệm giải trình, giám sát của người dân còn yếu.

Tất cả những điều đó đã từng được nhắc tới nhiều lần. Vvấn đề là, không chỉ cần quản lý chặt hơn chi tiêu công trong bối cảnh suy giảm kinh tế, tập trung ngân sách để kích thích kinh tế hiện nay, mà còn phải coi đó là việc làm thường xuyên và quan trọng.

Kiểm toán Nhà nước, trong một cuộc hội thảo gần đây, đã đề cập vai trò của kiểm toán trong quản lý chi tiêu công. Không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của cơ quan này trong quản lý chi tiêu công, bởi kiểm toán có thể thực hiện được cả chức năng tiền kiểm và hậu kiểm đối với chi tiêu công, các báo cáo kiểm toán về quản lý và sử dụng chi tiêu công cũng sẽ được báo cáo công khai.

Tuy nhiên, kiểm toán không phải là công cụ duy nhất để kiểm tra chi tiêu công. Ngay cả các cơ quan thanh tra, kiểm tra, hay giám sát của Quốc hội cũng vậy, vai trò là cực kỳ quan trọng, nhưng không phải là duy nhất. Chỉ có sự phối hợp giữa tất cả các cơ quan này và hơn hết, là sự tham gia của xã hội, của cộng đồng vào công tác giám sát mới đảm bảo mang tới một sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả chi tiêu công.

Trên một khía cạnh khác, cũng phải thấy rằng, để chi tiêu công hiệu quả và quản lý chi tiêu công tốt hơn, thì thể chế, chính sách cũng cần được hoàn thiện hơn. Một khi hành lang pháp lý đảm bảo được yếu tố minh bạch, công khai, thì sẽ không còn kẽ hở cho tham nhũng, lãng phí. Các chế tài mạnh mẽ và việc thực thi quyết liệt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chi tiêu công. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, điều này càng phải được coi trọng.

(Theo Thanh Hà // Báo đầu tư)

  • Để phát triển bền vững hơn
  • “Đáy” khủng hoảng: Đừng nôn nóng chủ quan
  • “Sính” công nghệ ngoại
  • Nhập cư vào Hà Nội: Thực trạng và biện pháp quản lý
  • Từ kích cầu nội địa đến người Việt hàng Việt : “Cây cầu quá xa”
  • Đo tác động của kích cầu
  • Giải pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng:Tái cơ cấu nền kinh tế
  • 15 năm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi