Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế tháng 8 có nhiều chuyển biến tích cực

Báo cáo của Tổng cục thống kê trong tháng 8cho thấy, nền kinh tế của nước ta đến nay đã vượt qua giai đoạn khókhăn nhất do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu, đồng thời tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Sảnxuất công nghiệp đang dần ổn định và có chiều hướng phát triển tích cựcvới mức tăng tháng sau cao hơn mức tăng của tháng trước. Giá trị sảnxuất công nghiệp tháng 8/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 10,6%so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,5% so với tháng trước. Tính chung 8tháng năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,6% so với cùng kỳnăm 2008 (đã loại trừ yếu tố giá).

Trong đó, những sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng cao hơn mức tăngchung là: điều hòa nhiệt độ tăng 41,3%; tủ lạnh, tủ đá tăng 21,7%; théptròn tăng 18,3%; dầu thô khai thác và xi măng cùng tăng 17,3%; xà phòngtăng 16,5%; giầy, dép, ủng bằng da giả tăng 14,1%...

Sản xuất công nghiệp 8 tháng năm nay của một số tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương tiếp tục duy trì được tốc độ tăng cao hơn mứctăng chung của cả nước: Quảng Ninh tăng 11,3%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng10,4%; Thanh Hóa tăng 9%; Cần Thơ tăng 8%; Đồng Nai tăng 7,8%; Hà Nộităng 7,5%...

Ở một khía cạnh khác, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tháng 8/2009ước tính đạt 4,7 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng trước, tính chung 8tháng năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 37,3 tỷ USD, giảm14,2% so với cùng kỳ năm 2008. Hầu hết các mặt hàng chủ yếu 8 tháng nămnay giảm so với cùng kỳ năm trước là do giá một số mặt hàng trên thịtrường thế giới giảm mạnh nên kim ngạch giảm. Tuy nhiên, nếu tính vềlượng thì lại tăng rõ rệt so với cùng kỳ năm 2008 như: Cà phê giảm17,7% (lượng tăng 16,8%); gạo giảm 1,4% (lượng tăng 43%); dầu thô giảm48,1% (lượng tăng 8%); cao su giảm 41,4% (lượng tăng 8,2%).

Bên cạnh đó, thủy sản vẫn giữ vững được đà tăng trưởng. Sản lượngthuỷ sản tháng 8/2009 ước tính đạt 464,4 nghìn tấn, tăng 3,2% so vớicùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 338,5 nghìn tấn, tăng 3,4%; tôm 64,8nghìn tấn, tăng 2,7%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng 8/2009 đạt290,1 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượngcá đạt 208 nghìn tấn, tăng 2,5%. Tính chung 8 tháng đầu năm 2009, sảnlượng thuỷ sản ước tính đạt 3.200,6 nghìn tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳnăm trước. Các chỉ tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn giữ được mức tăngtrưởng ổn định từ 4 - 5,5%.

Bộ Công Thương nhận định: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đang tăngdần lên qua các tháng cho thấy các thị trường nhập khẩu hàng hoá ViệtNam đã bắt đầu "ăn hàng" trở lại. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhómhàng nông sản, thuỷ sản trong 4 tháng cuối năm dự kiến đạt 4,16 tỉ USD,nâng tổng kim ngạch cả năm đạt 12,4 tỉ USD.

Trong khi đó, thị trường bán lẻ và dịch vụ trong nước mặc dù bịảnh hưởng của dịch cúm A/H1N1, đặc biệt đối với hoạt động khách sạn nhàhàng và du lịch nhưng do giá cả tương đối ổn định nên vẫn đạt mức tăngkhá. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8tháng năm 2009 ước tính đạt 742,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùngkỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2009 tăng 9,3%.

Về thu hút nguồn vốn FDI, trong 8 tháng đầu năm cả nước có 504 dựán mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 5,625 tỷUSD, bằng 10,8% so với cùng kỳ. Tuy vốn đăng ký cấp mới giảm nhưnglượng vốn tăng thêm của các dự án đã đầu tư giai đoạn trước lại tănghơn so với cùng kỳ năm 2008. Trong 8 tháng đầu năm, có 149 dự án đăngký tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 4,828 tỷ USD, tăng 3,8% socùng kỳ.

Nhưng "lạc quan" nhất có lẽ là số liệu về giải ngân vốn FDI. Theoước tính, trong 8 tháng đầu năm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoàiđã giải ngân được 6,5 tỷ USD, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2008 và đạthơn 72% kế hoạch năm. Trong con số này, vốn từ nước ngoài khoảng 5,5 tỷUSD. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI- Foreign PortfolioInvestment) đã giải ngân vào cổ phiếu tại Việt Nam đã lên khoảng 5 tỷUSD trong vòng 9 năm qua, theo tính toán của Hiệp hội các nhà đầu tưtài chính Việt Nam (VAFI). Giá trị khớp lệnh từ nguồn vốn này tronggiai đoạn hiện nay tính bình quân đạt gần 8 triệu USD/ngày.

Thêm vào đó, trong bối cảnh giá xăng dầu trong tháng được điềuchỉnh tăng, có thể thấy chỉ giá tiêu dùng tháng 8 là tương đối ổn định.Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 đã tăng 0,24% so với tháng7/2009, tăng 1,97% so với tháng 8/2008 và chỉ tăng 3,47% so với tháng12/2008. Tính chung 8 tháng năm 2009, CPI tăng 8,31% so với cùng kỳ năm2008. Việc tốc độ tăng CPI liên tiếp giảm trong hai tháng gần đây làmột tín hiệu rất đáng mừng (tháng 6, CPI tăng 0,55% so với tháng trước;nhưng trong tháng 7, đã giảm xuống chỉ còn tăng 0,52% so với tháng 6).Hơn thế, so với mức tăng 1,56% của cùng kỳ năm trước, thì 0,24% là mộtcon số rất khả quan.

(Tin nhanh hàng ngày)

  • Vĩnh Long: Mở rộng thị trường xuất khẩu bưởi Năm Roi
  • Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội
  • Làm gì để "đối mặt" với suy giảm kinh tế?
  • Làm gì để "đối mặt" với suy giảm kinh tế?
  • Xây dựng là ngành dễ xảy ra tham nhũng nhất
  • Kiểm soát chặt chẽ: Mặt trái của kích cầu
  • Nuôi hải sản biển: Được ít, mất nhiều
  • Gian nan trong việc xây dựng thương hiệu cho trái mãng cầu: Diện tích sụt giảm, giống quý mai một
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi