Tình hình kinh tế vĩ mô 7 tháng đầu năm 2009 đang phát đi những tín hiệu khả quan về tác động tốt của gói giải pháp kích cầu. Thực tế cũng cho thấy, chưa đến lúc phải dừng hay điều chỉnh giảm các chính sách kích cầu. Tiếp tục duy trì kích cầu vẫn là giải pháp, song cũng cần có sự kiểm soát chặt chẽ.
Hiệu ứng tích cực và những nguy cơ
![]() |
Ngoài việc tiếp tục kích cầu, cần có sự giám sát để hạn chế việc lạm dụng và sử dụng vốn vay không hiệu quả. Ảnh: Bảo Lâm |
Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt
Tuy nhiên, vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế đặt ra hiện nay là song song với quá trình thực hiện gói kích cầu, một số vấn đề "mặt trái của kích cầu" cũng đang dần bộc lộ, đòi hỏi phải tiến hành ngay những biện pháp xử lý, nhằm làm cho việc kích cầu thật sự có hiệu quả. Theo các chuyên gia, những "mặt trái của kích cầu" được biểu hiện ở nguy cơ lạm dụng và sử dụng vốn vay không hiệu quả hoặc sai mục đích. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về khả năng DN sử dụng vốn vay hỗ trợ lãi suất để trả nợ cũ. Hoạt động đảo nợ có thể diễn ra theo nhiều kiểu, nhiều cách và ngân hàng cũng khó kiểm soát được. Ngân hàng thương mại khó bảo đảm DN dùng vốn vay đúng mục đích bởi thiếu thông tin về hoạt động của DN. Bên cạnh đó là mối quan hệ tín dụng phức tạp của DN với các ngân hàng khác. Chủ trương cấp bù lãi suất hỗ trợ DN đang thực hiện rộng rãi nhưng làm thế nào để đồng vốn hỗ trợ lãi suất được sử dụng đúng mục đích và không hình thành cơ chế "ban lộc, xin - cho" là vấn đề khá nan giải. Chính vì vậy, việc giám sát, quản lý chặt chẽ các ngân hàng và DN trong triển khai, nhất là giám sát số vốn ưu đãi khi đưa ra khỏi ngân hàng được sử dụng như thế nào sẽ có ý nghĩa quyết định thành công. Theo phản ánh của chính một số giám đốc ngân hàng, hiện nay, đã xuất hiện tình trạng một vài DN "thỏa thuận ngầm" với nhau để lập dự án ảo hoặc hợp đồng “ma”, qua mặt cán bộ tín dụng, nhằm vay được lãi suất thấp. Cũng không loại trừ trường hợp cán bộ ngân hàng và DN có thể cấu kết lập dự án "ma" để ăn chia phần lãi suất hỗ trợ. Những thông tin về "xoay vòng" vốn hỗ trợ lãi suất không phải không có cơ sở và như thế hẳn sẽ có DN tận dụng nguồn vốn này để kiếm lợi nhanh chóng là có thể có. Đó là những DN đủ điều kiện vay vốn nhưng không thực sự khó khăn, họ dùng vốn tự có để triển khai các hợp đồng và dự án. Tuy nhiên, trước nguồn hỗ trợ lãi suất, các DN này vẫn thực hiện vay vốn đúng quy định và nguồn vốn của họ sẽ được gửi vào ngân hàng để lấy lãi hay sử dụng cho những mục đích khác có lãi hơn.
Giao dịch tại Ngân hàng TMCP Hàng hải. Ảnh: Linh Tâm
Một câu hỏi khác được không ít các chuyên gia kinh tế quan tâm là liệu nguồn vốn kích cầu thời gian qua có chảy vào thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường bất động sản? Thực tế, sau một thời gian triển khai gói kích thích kinh tế thứ nhất, TTCK và thị trường bất động sản đã ấm lên trong hơn hai tháng qua. Chỉ số giá chứng khoán trên sàn TP Hồ Chí Minh đã tăng mạnh; giá trị giao dịch bình quân ngày của cả hai sàn đạt trung bình khoảng 5.000 tỷ đồng trong khoảng thời gian khá dài. Vì sao chứng khoán lại hồi phục nhanh đến như vậy? Phải chăng đã và đang có thêm lượng tiền vốn mới đổ vào? Song nguồn tiền đó có phải từ nguồn kích cầu thì cơ quan chức năng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng. Các chuyên gia phân tích: Hai thị trường này mang tính đầu cơ cao, nguồn vốn chảy vào không đúng mục tiêu của chính sách kích cầu có thể gây ra tình trạng "bong bóng" chứng khoán và bất động sản tăng lên. Điều này tiềm ẩn nguy cơ tái diễn lạm phát. Khi nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, nhu cầu vay vốn của DN và cá nhân tăng lên, các ngân hàng có thời cơ tăng dư nợ tín dụng. Ngân hàng Nhà nước vừa công bố tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại trong khoảng 25-27% để hạn chế dư nợ tín dụng, song cũng không nên cột chặt các ngân hàng vào con số đó bởi có nhiều DN trước đó đã đầu tư nên buộc phải vay tiếp để đầu tư, không lẽ ngân hàng lại dừng cho vay để chấp hành quy định? Cái chính là cần rà soát, thẩm định hiệu quả các dự án sử dụng gói kích cầu.
(Theo Bình Thu // Hanoimoi Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com