Với hơn 83 triệu dân, nền kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng cao và sức tiêu dùng gia tăng mạnh, thị trường Việt Nam đã trở nên hấp dẫn, kể cả đối với nhà kinh doanh nước ngoài. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua thị trường nội địa đã dành phần lớn sân chơi cho hàng ngoại, do các nhà sản xuất Việt Nam "mải mê" với gia công hoặc sản xuất hàng xuất khẩu. Quay về thị trường nội địa khi nền kinh tế chung đang suy giảm là rất khó, song như nhiều doanh nghiệp khẳng định, điều này "không bao giờ là muộn".
* Khó "cua gấp" về thị trường nội địa
Theo số liệu Sở Công thương Đồng Nai, 7 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt hơn 3.240 triệu USD, bằng 45% kế hoạch năm, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương 7 tháng qua đều bị giảm sút, như: cà phê giảm 25%, hàng mộc giảm 16%, may mặc giảm 3%, gốm giảm 20%... Trong khi đó, tổng mức bán lẻ 7 tháng đầu năm nay trên địa bàn Đồng Nai ước đạt trên 22 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm 2008. Như vậy, sức tiêu dùng của người dân trong tỉnh vẫn tăng, dù năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 cả nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này có thể khẳng định, thị trường nội địa luôn hấp dẫn, nhất là khi xuất khẩu gặp khó khăn.
Ông Lê Hữu Tịnh, Phó tổng giám đốc Công ty Tín Nghĩa, cho biết doanh thu từ xuất khẩu đang giảm, Tín Nghĩa đã chuyển hướng kinh doanh vào thị trường nội địa với các mặt hàng nông sản chế biến, phương tiện vận tải, phân bón, sắt thép... Tổng giám đốc Donafoods Nguyễn Thái Học, một doanh nghiệp xuất khẩu mỗi năm lên đến vài chục triệu USD, thừa nhận trong lúc xuất khẩu rất khó khăn thì thị trường nội địa là lối thoát của công ty. Donafoods đã đầu tư dây chuyền chế biến sản phẩm ăn liền theo công nghệ nước ngoài để tiếp cận các siêu thị ở Việt Nam. Donafoods xem đây là định hướng phát triển lâu dài. Nhiều doanh nghiệp chế biến hàng mộc xuất khẩu ở Đồng Nai cũng cho rằng nhiều năm qua chỉ chăm bẵm vào xuất khẩu, trong khi thị trường nội địa cũng rất lớn. Nay gặp khó khăn do kinh tế thế giới suy thoái thì họ đã "tỉnh ngộ" về điều này.
Hàng nội địa yếu ở khâu phân phối
Những năm gần đây, tỷ lệ hàng Việt Nam tại các hệ thống siêu thị đang lớn dần. Hiện tại, hàng Việt đang chiếm ít nhất 90% tổng lượng hàng hóa tại các hệ thống siêu thị lớn như BigC, Coop Mart, Vinatex... Điều này cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng tin vào chất lượng của hàng Việt. Tuy nhiên, đối với các cơ sở kinh doanh, bán lẻ khác ngoài hệ thống siêu thị, hàng Việt Nam vẫn không đọ nổi với hàng Trung Quốc, Thái Lan... ngay trên sân nhà. Ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai nhận định: "Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp Việt Nam không chiếm lĩnh được thị trường nội địa là do hầu hết doanh nghiệp không có hệ thống phân phối của riêng mình; không có cách tiếp thị lành nghề dẫn đến việc không nắm được thị trường và rất khó bán hàng trong nước. Đây là lỗi mang tính hệ thống và để sửa chữa nó, chúng ta cần một quá trình dài học hỏi, ứng dụng".
Song, đối với nhiều doanh nghiệp trong nước nói chung và Đồng Nai nói riêng, việc tạo chỗ đứng trên sân nhà là một hành trình khó khăn, đòi hỏi một sự đầu tư dài hơi và rất khó "cua gấp" trong thời điểm kinh tế đang khủng hoảng. Ông Vũ Ngọc Thuần, Tổng giám đốc Công ty CP may Đồng Tiến, nhận định: "Để đứng được trên thị trường nội địa không phải dễ. Các nhãn hiệu may mặc có chỗ đứng trên thị trường như Việt Tiến, An Phước, Nino Maxx, Việt Thy... đã phải mất 10 năm, 20 năm mới xây dựng nên được thương hiệu, trong đó Việt Tiến đã phải chi hàng trăm tỷ đồng mà cho đến nay, lợi tức chia cho cổ đông hiện vẫn còn khiêm tốn". Ông Trần Dục Dân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP giày dép cao su màu, phân tích: "Có vị trí tốt trên thị trường nội địa luôn là mong ước của mọi doanh nghiệp. Chúng ta đã "say sưa" với xuất khẩu, với gia công và cho người ngoài cơ hội chiếm lĩnh sân nhà. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu nhiều điều căn cơ để quay về chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đó là những yếu tố: trình độ tiếp thị; khả năng tài chính; hệ thống phân phối tiêu chuẩn...".
Ông Nguyễn Văn Vũ, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên động cơ và máy nông nghiệp miền Nam (Vikyno & Vinappro), chia sẻ: "Để chiếm được 25% thị phần ngay trên sân nhà - một đất nước có khoảng 80% dân sinh sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, Vikyno & Vinappro đã tốn công sức cho cả chục năm trời. Phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Thái Lan và hàng cũ nhập từ Nhật hay Mỹ để thiết lập hệ thống phân phối, hệ thống hậu mãi cho mình là rất khó khăn, khi mà cách đây 10 năm, hơn 95% thị phần máy nông nghiệp ở Việt Nam là ngoại nhập. Song, khó - không có nghĩa là không làm được, doanh nghiệp muốn thành công trên sân nhà lâu dài, bắt buộc phải chấp nhận đi lên từ cái khó".
* Không mang tính đối phó
Việt Nam chính thức gia nhập WTO, vấn đề làm sao để chiếm lĩnh thị trường nội địa đã trở thành một vấn đề "nóng". Và khi xuất khẩu bị chao đảo do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một lần nữa, thị trường nội địa lại được đặt ra nhiều hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp đều thống nhất rằng, cuộc khủng hoảng đã đặt ra cho họ nhiều điều suy ngẫm, trong đó có vấn đề làm thế nào để quay lại thị trường nội địa một cách vững chắc. Lẽ dĩ nhiên, doanh nghiệp không thể ngay lập tức sản xuất hàng loạt và mang bán trong nước khi có khủng hoảng như một hình thức đối phó đầy may rủi. Song, tư duy chiến lược lâu dài về vấn đề này đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Ông Vũ Ngọc Thuần cho biết, mặc dù doanh thu từ xuất khẩu hiện vẫn khá cao, đơn đặt hàng của năm 2009 đã ổn, nhưng thị trường nội địa vẫn là mục tiêu lâu dài mà may Đồng Tiến đang xây dựng kế hoạch thực hiện. Ông Phan Hồ Nhựt, Giám đốc DNTN gốm sứ Đồng Tâm, dè dặt cho rằng tuy người tiêu dùng bình dân trong nước chưa có thói quen và mức thu nhập chưa cao để phát triển thị trường gốm nội địa một cách đại trà, nhưng những năm qua nhu cầu gốm trang trí ở các cơ quan, công ty, các resort, khách sạn... đang ngày một nhiều lên và Đồng Tâm sắp tới cũng sẽ có kế hoạch đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường này. Còn ông Trần Dục Dân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP giày dép cao su màu, nói: "Khủng hoảng kinh tế và sự suy giảm về xuất khẩu đã khiến chúng tôi tư duy lại quan điểm của mình về phát triển thị trường nội địa. Khi làm ăn bình thường, vấn đề này có được suy nghĩ đến nhưng không quyết liệt, còn bây giờ phải bắt đầu từ những bước đầu tiên một cách rất quyết tâm. Trong năm 2010, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc bán hàng ở thị trường nội địa, bắt đầu bằng việc sản xuất giày dép đem ký gửi các cửa hàng ở TP.Hồ Chí Minh. Bước đầu là thăm dò phản ứng khách hàng, qua đó chúng tôi sẽ xây dựng một chiến lược phát triển, trong đó quan trọng nhất là về phân phối, tiếp thị".
Ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai, khá quyết liệt khi cho rằng khủng hoảng kinh tế là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn lại mình, thấy được những điểm yếu khi quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, lãng quên thị trường trong nước. Ông Bình ví von: "Vạn sự khởi đầu nan, doanh nghiệp phải khó nhọc "trồng cây" thì mới có ngày hái quả ở thị trường non trẻ này. Nhưng không bao giờ là muộn để bắt đầu. Nếu chỉ nghĩ, mình lo làm "chuyện lớn" với hàng hóa tính bằng container và doanh thu tính bằng triệu USD, trong khi bán hàng trong nước rất khó khăn và chỉ thu bạc lẻ, thì 10 năm hay 20 năm sau, "sân nhà" với hơn 80 triệu dân vẫn sẽ là của người khác".
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Dù khẳng định khung pháp lý của Việt Nam về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là một trong những hệ thống pháp lý bao quát nhất châu Á nhưng nhiều chuyên gia cũng cho rằng nỗ lực đưa pháp luật vào cuộc sống còn gặp khó khi kẽ hở cho tham nhũng chưa được giảm thiểu triệt để.
Tình hình kinh tế vĩ mô 7 tháng đầu năm 2009 đang phát đi những tín hiệu khả quan về tác động tốt của gói giải pháp kích cầu. Thực tế cũng cho thấy, chưa đến lúc phải dừng hay điều chỉnh giảm các chính sách kích cầu. Tiếp tục duy trì kích cầu vẫn là giải pháp, song cũng cần có sự kiểm soát chặt chẽ.
Nuôi hải sản biển là hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, hoạt động này gây ô nhiễm môi trường vùng biển gần bờ, làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch...
Năm 2008, khi trái mãng cầu ta của Bà Rịa-Vũng Tàu đạt giải nhất Hội thi trái ngon, giống tốt mãng cầu miền Đông Nam bộ, Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh đã bắt tay vào việc làm thủ tục xây dựng thương hiệu cho trái mãng cầu. Tuy nhiên, con đường để đưa trái mãng cầu có được thương hiệu còn lắm gian nan.
Xây dựng cảng biển và dịch vụ cảng là lối đi phù hợp và hiệu quả để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - ý kiến của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và các bộ, ngành Trung ương trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh 2 ngày 26 và 27-7 đã một lần nữa khẳng định hướng đi của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đã đề ra.
Hiện nay, Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu (XK) hạt điều nhưng hằng năm vẫn nhập khẩu một lượng rất lớn điều thô mới đủ nguyên liệu để phục vụ hoạt động chế biến. Trong khi đó, nông dân đã phải chặt gốc điều vì nhà máy chế biến không mua.
Nên tập trung vào thương hiệu và tìm hướng đi mới phù hợp với sự thay đổi người tiêu dùng thế giới là khuyến nghị của Giáo sư Tom Cannon - nhà hoạch định chiến lược hàng đầu thế giới từ Vương quốc Anh với các doanh nghiệp Việt Nam khi đến Việt Nam diễn thuyết về chủ đề “Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu và xây dựng một tương lai bền vững cho Việt Nam”.
Đứng trước thách thức về suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp cũng nhận thức rằng đây còn là cơ hội để "nhận diện" lại chính mình, là cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp, rà soát lại chiến lược kinh doanh và đẩy mạnh đầu tư cho ngành nghề, sản phẩm chủ lực.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.