Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nuôi hải sản biển: Được ít, mất nhiều

Nuôi hải sản biển là hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, hoạt động này gây ô nhiễm môi trường vùng biển gần bờ, làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch...

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Liên doanh nuôi trồng hải sản biển

 
 

Cảnh nhếch nhác của lồng bè nuôi hải sản biển.

Việt -Nhật, sau đó là Công ty TNHH Đông Hải đã triển khai nuôi hải sản biển ở khu vực gần bờ sát chân núi Sơn Trà. Thời kỳ cao điểm, DN này có 4 dãy bè với 72 lồng nuôi, mỗi năm đạt sản lượng hàng chục tấn hải sản như cá mú, cá hồng, tôm hùm...
 
Tiếp theo đó, nhiều hộ nông dân ở phường Thọ Quang (quận Sơn Trà) cũng đầu tư nuôi trong nhưng với quy mô nhỏ hơn. Vào giữa năm 2008, 7 hộ dân từ Thanh Hóa cũng “nhảy dù” xuống vùng biển gần bờ ở phường Thọ Quang đầu tư đóng 7 bè nuôi khá quy mô. Đến nay, trên vùng biển thuộc địa phận phường Thọ Quang có khoảng 100 bè nuôi, chủ yếu tập trung ở vịnh Mân Quang.

Nhận định về hiệu quả kinh tế, các chủ bè nuôi đều cho rằng: Ít có hoạt động nào cho thu nhập cao và ổn định như vậy. Đầu tư 100 triệu đồng cho một bè nuôi 4-6 lồng, thả nuôi 30 triệu con giống, sau một năm thu lãi hơn 100 triệu đồng. Cũng vì hiệu quả kinh tế hấp dẫn mà hoạt động nuôi hải sản tự phát tại Đà Nẵng phát triển. Mặc dù thành phố chủ trương không khuyến khích phát triển, nhưng số bè cứ tăng dần theo từng năm.
 
Do đó, quận Sơn Trà đã triển khai việc giải tỏa các lồng bè nuôi trồng hải sản để hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo thuận lợi cho du lịch biển phát triển. Thế nhưng, việc giải tỏa không hề đơn giản. Một chủ bè có thâm niên nuôi hơn chục năm ở gần cầu Mân Quang cho hay: Không ít lần chính quyền địa phương yêu cầu tháo dỡ bè, song vì mưu sinh nên tôi quyết bám trụ.      

Hiện nay, cầu Thuận Phước đã được lưu thông, khách đi đường dễ nhận thấy hàng chục bè nuôi hải sản ở Âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Quang tựa như những căn nhà chồ nhếch nhác trên sông. Đối với khu vực phía đông bán đảo Sơn Trà, nơi có 7 lồng bè của cư dân Thanh Hóa và một số hộ dân phường Thọ Quang, việc nuôi hải sản biển gây nguy hại cho rạn san hô phía dưới.

Theo Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, chất thải từ quá trình nuôi hải sản làm cho các rạn san hô không phát triển. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến việc bảo tồn các rạn san hô quý, phục vụ cho hoạt động du lịch lặn biển hiện tại và sau này. Không những vậy, các lồng bè nuôi hải sản ở khu vực gần bờ gây cản trở cho các hoạt động du lịch biển như lướt sóng, chạy xuồng cao tốc…

Vừa qua Sở NN&PTNT có kiến nghị UBND thành phố quy hoạch phát triển vùng nuôi hải sản biển, nhưng không được chấp nhận. Như vậy, sự tồn tại các bè nuôi hải sản biển thuộc địa bàn phường Thọ Quang coi như đã định đoạt, chỉ cần thời gian. Tuy nhiên, dù có chủ trương không cho phép nuôi hải sản biển bằng lồng bè, song do thiếu kiên quyết trong xử lý nên số bè phát sinh nhiều như hiện nay.

Vấn đề đặt ra là làm sao giải tỏa số bè nuôi hải sản biển hiện nay khi mà các hộ nuôi đã đầu tư vốn cùng phương tiện sản xuất. Trước mắt, chính quyền các cấp cần có kế hoạch rõ ràng cho việc giải tỏa, gia hạn thời gian để người nuôi không thả thêm con giống, qua đây người dân có điều kiện thu hoạch lượng cá nuôi hiện có. Đồng thời hướng dẫn các hộ nuôi hải sản biển chuyển đổi ngành nghề, sớm ổn định đời sống.

 

 

 

(Theo Bài và ảnh: Nguyễn Cầu/Đà Nẵng)

  • Gian nan trong việc xây dựng thương hiệu cho trái mãng cầu: Diện tích sụt giảm, giống quý mai một
  • Bà Rịa – Vũng Tàu – Lợi thế hiếm có về cảng biển
  • Đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều, nông dân vẫn điêu đứng: Nghịch lý không thể chấp nhận
  • Kinh tế Việt Nam cũng sẽ tăng trưởng trở lại sớm hơn
  • Làm gì để "đối mặt" với suy giảm kinh tế: Khi khủng hoảng trở thành cơ hội
  • Tiếp tục thực hiện giải pháp kích cầu: Thận trọng trong điều hành tiền tệ
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8: Tăng chậm
  • Chế biến hạt điều xuất khẩu: Cơ sở nhỏ “ép” doanh nghiệp lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi