Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế VN 2010 : Triển vọng lạc quan

“VN đã chống chọi với cuộc khủng hoảnh kinh tế toàn cầu một cách vững vàng và với chỉ tiêu tăng trưởng năm 2010 khoảng 6,5%, tôi tin VN sẽ đạt được” – đó là khẳng định của ông Mike Smith - Tổng Giám đốc Tập đoàn ANZ trong cuộc trao đổi cùng DĐDN.

tinkinhte.com- Ông đánh giá thế nào về hoạt động của hệ thống ngân hàng VN trong thời gian qua trong sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung ?

Tôi nghĩ hệ thống ngân hàng của VN vẫn tiếp tục phát triển và cải cách. Và một điều chúng ta đều nhận thấy rằng khi giảm dần sự quản lý của Nhà nước thì hệ thống ngân hàng hay bất cứ một lĩnh vực nào đó, hoạt động này đều cần được tiến hành một cách từ từ theo lộ trình. Tôi nghĩ rằng NHNN thời gian qua cũng đã xử lý quá trình này một cách hợp lý. Ví dụ mặc dù NHNN vẫn còn hạn chế nhất định, như ngân hàng nước ngoài được mua bao nhiêu phần trăm cổ phần của ngân hàng VN, song song với quy định đó, Chính phủ VN vẫn cho phép các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại VN.

- Ông nói về dự báo tăng trưởng của VN 6,5%, cơ sở nào khiến ông tin vào điều đó trong khi nền kinh tế thế giới chưa thực sự chắc chắn về sự phục hồi ?

Thực chất VN đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu một cách vững vàng. Cá nhân tôi cho rằng thậm chí VN có thể vượt tăng trưởng 6,5% nếu các nước trong khu vực tăng trưởng dương. Đặc biệt là Trung Quốc nếu tăng trưởng đúng như dự báo.

- Tuy nhiên, với chỉ số CPI những tháng đầu năm khá cao, nhiều chuyên gia lo lắng VN sẽ phải đối mặt với lạm phát tăng cao năm 2010 ?

Lạm phát luôn là một vấn đê đáng quan tâm, nhưng quan điểm của tôi là thà giải quyết vấn đề lạm phát còn hơn là phải đối mặt, đương đầu với phục hồi kinh tế quá chậm - thiểu phát mà nhiều nước hiện đang vấp phải.

- Và thưa ông, chắc chắn lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ?
 

Nếu có vấn đề lạm phát quay trở lại, khả năng áp dụng lãi suất tăng có thể xảy ra.

- Liệu chúng ta có rơi vào vòng luẩn quẩn không khi tăng lãi suất đương nhiên sẽ tác động trở lại đến lạm phát ?

Thực ra lãi suất là vấn đề rất khó để giải quyết triệt để bởi nếu chúng ta đụng chạm đến lãi suất, lạm phát sẽ trở lại. Vì vậy, tất cả các NHTƯ đều phải rất thận trọng quan sát cũng như kiểm soát lãi suất trong từng tháng. Đặc biệt các quốc gia Mỹ và Châu Âu hiện nay, điều quan trọng là làm thế nào giữ được tăng trưởng kinh tế bền vững và lâu dài hơn là quan tâm đến vấn đề lạm phát. Chính vì vậy vấn đề làm thế nào giữ nguyên được lãi suất là vấn đề quan trọng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

Động thái NHTƯ của các nước hiện nay là chưa tăng lãi suất vội, mà chờ xem dấu hiệu kinh tế thế giới phục hồi có thực sự bền vững hay không.

- Nghĩa là quan điểm của ông là VN cũng không nên tăng lãi suất vội ?

Điều quan trọng để đảm bảo sự phục hồi nền kinh tế là tạo ra nhu cầu muốn vay tiền để phát triển sản xuất. Còn nếu tăng lãi suất thì nhu cầu này có thể sẽ giảm, bởi vì các DN vay vốn sẽ khó khăn hơn.

Tất nhiên, để bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, có lãi, NHNN sẽ phải cân nhắc những yếu tố này. Tuy nhiên, theo tôi, các NHTM cũng cần phải chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động bằng uy tín của mình chứ không phụ thuộc nhiều vào các chính sách của Nhà nước.

- Vậy ông nhìn nhận việc NHNN VN mới đây đã ban hành Thông tư áp dụng lãi suất thoả thuận cho các khoản vay tín dụng trung và dài hạn như thế nào ?

Việc áp dụng lãi suất thoả thuận cho các khoản vay tín dụng trung và dài hạn rất phù hợp với điều chỉnh thực tế, tạo sự cho vay trong môi trường cạnh tranh hơn so với trước đây.

- Còn về việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN thời gian qua, thưa ông ?

Việc giảm giá của đồng tiền của bất cứ quốc gia nào luôn là vấn đề rất khó khăn, bởi bao giờ cũng có những phản ứng tiêu cực. Nhưng tất cả những điều này chỉ là nhất thời, còn các nhà đầu tư sẽ nhìn vào yếu tố cơ bản, khả năng tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Rủi ro tỷ giá tiền tệ là vấn đề các nhà đầu tư luôn phải tính đến khi quyết định đầu tư để phải kiểm soát chứ không nên quá lo ngại, băn khoăn vấn đề này.

Đối với các quan điểm về kinh tế cũng như thị truờng, thì yếu tố quan trọng là tầm nhìn dài hạn. Và để duy trì nền kinh tế bền vững cao thì các DN cũng phải tính đến tầm nhìn dài hạn.

Trong từng thời điểm, NHNN sẽ đưa ra quyết đinh phù hợp, bởi giữ giá đồng tiền không để tăng lạm phát và giữ tăng trưởng là khó, nhưng điều quan trọng là làm thế nào FDI vẫn tìm đến và tiếp tục quá trình CPH DNNN. Và tôi tin tiềm năng của VN rất hấp dẫn.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Lượng hoá lợi ích
  • "Điện hạt nhân sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể ở VN"
  • Dân một ấp đeo hai gông: ô nhiễm và lụt lội
  • Ðồng bộ các công cụ điều tiết thị trường sẽ thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô năm 2010
  • Những vấn đề cần quan tâm khi cho vay trung và dài hạn với lãi suất thỏa thuận
  • Nâng chất tăng trưởng
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Đề xuất chính sách kinh tế thời hậu khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi