Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lượng hoá lợi ích

Doanh nghiệp cần nhất có lẽ chính là những hỗ trợ làm sao để có môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và thuận lợi. - tinkinhte.com
Doanh nghiệp cần nhất có lẽ chính là những hỗ trợ làm sao để có môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và thuận lợi. Ảnh: Đức Thanh
Hiệu quả của công tác cải cách hành chính một lần nữa được lượng hóa bằng tiền: 6.000 tỷ đồng/năm chỉ đối với 256 thủ tục ưu tiên rà soát đầu tiên. Và như vậy, với 5.400 thủ tục còn lại, chi phí mà xã hội tiết kiệm được có thể lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm.
 
Tất nhiên, phải với điều kiện chúng ta đưa ra được các phương án cải cách hiệu quả, vừa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu quản lý. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - người đứng đầu Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, đã tính toán như vậy.

Hãy lấy con số gần như ở mức thấp nhất (10.000 tỷ đồng/năm) để thử so sánh. Đây chính là số tiền mà TP.HCM cần để chống ngập úng và cũng là số tiền mà năm ngoái, Chính phủ đã chi để hỗ trợ lãi suất 4% nhằm kích thích kinh tế. Nhờ vậy, hàng loạt doanh nghiệp đã được cứu. Nếu chi phí xây dựng một căn nhà tình thương khoảng 20-30 triệu đồng, thì với 10.000 tỷ đồng, sẽ có hàng trăm ngàn căn nhà như thế được trao cho người nghèo. Cũng với số tiền ấy, hàng trăm ngàn sinh viên sẽ được vay vốn để tới trường... Những con số này có lẽ đã đủ cho thấy, nếu Đề án 30 được thực hiện thành công, thì lợi ích mang lại sẽ lớn như thế nào.

Cuối năm ngoái, khi Chính phủ quyết định dừng hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn, không ít ý kiến bình luận đã được đưa ra. Trong đó, có những ý kiến đồng thuận rằng, điều mà doanh nghiệp cần nhất có lẽ chính là những hỗ trợ làm sao để có môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và thuận lợi. Lượng hóa hiệu quả của việc cải cách thủ tục hành chính, mới hiểu hết ý nghĩa của nhận định này. Bởi vậy, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp, không thể không quyết liệt triển khai Đề án 30.

Giai đoạn I của Đề án này đã thực hiện thành công, với "mốc son" là việc công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, bao gồm trên 5.700 thủ tục hành chính, trên 9.000 văn bản quy định về thủ tục hành chính... lên mạng. Và giờ đây, giai đoạn II-  giai đoạn quan trọng nhất của Đề án đang trong giai đoạn nước rút. 256 thủ tục ưu tiên rà soát đầu tiên đã cơ bản hoàn thành. Từ nay cho tới hết tháng 3/2010, theo kế hoạch, tất cả các bộ, ngành đều phải nộp kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính lên Tổ công tác của Thủ tướng. Đồng thời, nếu được Chính phủ thông qua, từ nay đến hết tháng 3, các bộ ngành sẽ tiến hành đơn giản hóa ở 256 thủ tục ưu tiên cắt giảm trước.

Thời gian không còn nhiều. Chỉ có sự nỗ lực, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương mới có thể thực hiện thành công Đề án 30. Khẳng định từ Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, sẽ không có chuyện né tránh, không ngại va chạm với lợi ích cục bộ, cá nhân. Đồng thời, phải khắc phục ngay tình trạng một số cán bộ, công chức có dấu hiệu quan liêu, coi đây là "công việc đột xuất" của ngành mình, mà phải vào cuộc với tinh thần không ngại va chạm và đặt lợi ích của người dân lên trên hết. Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng sẽ kiên quyết trả kết quả rà soát của bộ, ngành nào không đạt yêu cầu, chỉ tiêu.

Hy vọng rằng, quyết tâm của Chính phủ sẽ được truyền tới tất cả các bộ, ngành, địa phương và với quyết tâm chính trị ấy, Đề án 30 sẽ được thực hiện thành công, thực sự mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

  • "Điện hạt nhân sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể ở VN"
  • Dân một ấp đeo hai gông: ô nhiễm và lụt lội
  • Ðồng bộ các công cụ điều tiết thị trường sẽ thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô năm 2010
  • Những vấn đề cần quan tâm khi cho vay trung và dài hạn với lãi suất thỏa thuận
  • Nâng chất tăng trưởng
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Đề xuất chính sách kinh tế thời hậu khủng hoảng
  • Công bố nghiên cứu: Toàn cảnh cơ hội thương mại mới dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi