Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước

picture
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước dường như đang thách thức mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10% của năm nay.

Tình hình kinh tế trong và ngoài nước dường như đang thách thức mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10% đã được xác định trong nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012.

TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói rằng trong năm 2012, lạm phát thấp hơn tương đối so với các năm trước có thể là một điểm sáng. Nguyên nhân của lạm phát thấp hơn trong năm nay bắt nguồn từ sự hỗ trợ nhờ mặt bằng giá thế giới ít có khả năng gia tăng đột biến, đồng thời hoạt động trong nước còn chưa phục hồi.

Vẫn theo ông Thành, năm 2012 có thể vẫn phải tiếp tục điều chỉnh một số loại giá căn bản trong lĩnh vực hàng thiết yếu như điện, nước và xăng dầu do các khu vực này đã chịu đựng sự kìm nén mang tính hành chính về giá trong những năm lạm phát cao vừa qua. Tuy nhiên, sự điều chỉnh giá các mặt hàng này có thể chỉ tạo ra mức lạm phát khoảng 3-4% trong năm.

Do thị trường chứng khoán và bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng, một mức lạm phát vừa phải có thể giúp làm xói mòn mức giá danh nghĩa trên các thị trường này, vốn tương đối kém linh hoạt và điều này có tác dụng góp phần đẩy nhanh quá trình tan băng trên thị trường. Do đó mức lạm phát khoảng 10% trong năm 2012 là có ý nghĩa.

“Tuy nhiên, xét theo các yếu tố vĩ mô khác nữa thì lựa chọn một chính sách lạm phát như vậy có thể là nguy hiểm do đặc tính của lạm phát ở Việt Nam là khó duy trì ổn định ở mức thấp, trong khi rất dễ bùng nổ ở mức cao. Vì thế, mốc 10% chứa đựng nhiều rủi ro”, ông Thành nói. Đánh giá một cách tổng thể, ông cho rằng mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 10% là có thể đạt được nhưng "vẫn tiềm ẩn những dao động khó kiểm soát".

Tại một diễn đàn về kinh tế vĩ mô vừa diễn ra, TS. Lê Kim Sa đến từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói rằng tình hình kinh tế thế giới dường như đang “ủng hộ” lạm phát cao.

Theo ông Sa, điều dễ nhận thấy nhất là sau hàng loạt các gói kích cầu được các nước đưa ra trong giai đoạn 2009-2010, các mặt hàng lương thực tăng giá muộn hơn nhiều so với các mặt hàng công nghiệp. Sau một thời gian bình ổn trong năm 2009, giá dầu đã tăng trở lại do nền kinh tế thế giới phục hồi.

Trong khi đó, đồng USD mất giá từ cuối năm 2010 cũng là một nguyên nhân đẩy giá lương thực, thực phẩm thế giới lên cao. Đây là hệ quả của các chính sách tài chính tiền tệ nới lỏng và duy trì lãi suất thấp của nền kinh tế Mỹ.

Tình hình này khiến cho các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc và Braxin… Ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đã điều chỉnh lãi suất chính sách theo chiều hướng tăng dần để đối phó với lạm phát. Việt Nam chắc chắn cũng không là ngoại lệ và tình hình này sẽ tiếp tục trong năm 2012.

Còn theo quan điểm của ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Việt Nam nên giữ lạm phát dưới 10% để giữ niềm tin trong nhân dân mà chưa cần thiết phải giảm xuống thấp hơn.

Vị cựu bộ trưởng nói trước mắt cần tập trung cho vấn đề thanh khoản của ngân hàng, thực hiện bỏ lãi suất trần huy động để thị trường xác lập cân bằng, từ đó chuyển sang xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát. Theo đó, Việt Nam cần ưu tiên kiềm chế lạm phát ổn định, bền vững, tạo tiền đề để đưa lạm phát về mức 6-7% vào các năm sau.

Nhưng ông Tuyển cũng lưu ý một vấn đề “đặc thù” của Việt Nam là lâu nay vẫn “đổ” cho vấn đề nhập khẩu là căn nguyên của lạm phát, tức là khi giá nhập khẩu hàng hóa tăng, nhất là xăng dầu, thì lạm phát tăng. Nhưng một số nước xung quanh Việt Nam, chẳng hạn Campuchia hiện thả nổi xăng dầu thì lạm phát vẫn thấp hơn Việt Nam.

Cùng chia sẻ quan điểm này, TS. Lê Đăng Doanh nói trong vấn đề lạm phát của Việt Nam hiện nay, rõ ràng có nhiều khía cạnh cần mổ xẻ. “Mình cứ nói phụ thuộc nhập khẩu nên lạm phát cao. Nhưng Singapore thậm chí nhập khẩu cả nước uống, vì sao họ lạm phát vẫn thấp hơn mình? Chắc vì họ không có cái “ba lô đầu tư công như của mình”, ông Doanh ví von.

Việt Nam đã "vỡ kế hoạch" về lạm phát trong năm 2011 khi về đích với con số trên 18%, vượt xa kế hoạch ban đầu. Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn khó khăn, mục tiêu "dưới 10%" đã được đề ra vẫn là một thách thức không nhỏ!

(Theo Vneconomy)

  • Vốn FDI “mai phục” năm Rồng chính thức lộ diện
  • Từ doanh nghiệp FDI, lo cho chiến lược thu hút đầu tư
  • PGS.TS Hoàng Trần Hậu: Chống lợi ích nhóm khi tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước
  • Việt Nam có thể chỉ đạt tăng trưởng GDP 4,6% vào năm 2020
  • HSBC: Kinh tế Việt Nam 2012 “vẫn cần kiên nhẫn”
  • Tái cấu trúc: Khí thế rầm rộ, kết quả là ẩn số
  • Khi dân cày có thêm... casino!
  • Đại lý xăng dầu 'làm càn' do hoa hồng thấp?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi