Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn FDI “mai phục” năm Rồng chính thức lộ diện

picture
Riêng trong tháng này đã có gần 1,2 tỷ USD vốn đăng ký cả cấp mới và tăng vốn vào Việt Nam.

Dự báo dòng vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ có những thay đổi rất tích cực trong tháng 2 của Cục Đầu tư nước ngoài đã được kiểm chứng trong tháng này. Sự “đì đẹt” về vốn FDI đăng ký tại tháng 1 đã được thay bằng dãy số liệu lạc quan hơn.

Theo dữ liệu tính đến ngày 20/2, phát đi từ Cục Đầu tư nước ngoài có loại trừ kết quả tháng 1, trong tháng này đã có thêm 40 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt trên 881 triệu USD.

Phía các dự án tăng vốn, thêm 20 nhà đầu tư đã đăng ký mở rộng dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm hơn 312 triệu USD.

Như vậy, riêng trong tháng này đã có gần 1,2 tỷ USD vốn đăng ký cả cấp mới và tăng vốn vào Việt Nam, khác biệt hoàn toàn so với tổng vốn đăng ký dưới 40 triệu USD trong tháng đầu năm nay.

Sự thay đổi nhanh chóng so với cách đây một tháng có được nhờ trong tháng qua đã có những dự án lớn đăng ký đầu tư. Trường hợp đã được Cục Đầu tư nước ngoài thông tin là ngày 1/2, tỉnh Hải Phòng đã cấp phép đầu tư cho dự án nhà máy sản xuất lốp xe của Bridgestone với quy mô vốn đầu tư lên tới trên 570 triệu USD.

Cập nhật các diễn biến mới, tính đến tháng này số vốn FDI cả cấp mới và tăng thêm đã đạt 1,23 tỷ USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái thì dòng vốn đăng ký vào Việt Nam còn khá đuối, chỉ bằng 45%.

Liên quan đến các lĩnh vực quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, công nghiệp chế biến, chế tạo đã hút về gần 81% tổng vốn đăng ký trong 2 tháng qua, tương ứng với khoảng 994 triệu USD.

Ngược lại, con số “bi hài” khác là lĩnh vực bất động sản đứng đội sổ trong 11 phân ngành chính, với chỉ 1 dự án có số vốn đăng ký vỏn vẹn... 100 nghìn USD.

Nhưng các dự án đăng ký đầu tư giai đoạn trước tiếp tục gia tăng giải ngân trong tháng, dẫn tới số vốn thực hiện không có sự sụt giảm quá lớn. Tổng vốn thực hiện tình đến tháng này đạt khoảng 1 tỷ USD, giảm khoảng 9% so với 2 tháng đầu năm ngoái.

Xu hướng dòng vốn FDI đổ vào sản xuất đi cùng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tiếp tục thuận lợi, xét trên lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn khối doanh nghiệp FDI trong hai tháng qua ước đạt 9,61 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ 2011, nếu không kể dầu thô đạt kim ngạch gần 8,6 tỷ USD, tăng 49%. Kim ngạch nhập khẩu toàn khối ước đạt 8,2 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ.

Như vậy, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu tới 1,386 tỷ USD trong hai tháng qua nếu kể cả dầu thô, hay khoảng 360 triệu USD nếu không kể kim ngạch mặt hàng năng lượng này.

(Theo Vneconomy)

  • Từ doanh nghiệp FDI, lo cho chiến lược thu hút đầu tư
  • PGS.TS Hoàng Trần Hậu: Chống lợi ích nhóm khi tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước
  • Việt Nam có thể chỉ đạt tăng trưởng GDP 4,6% vào năm 2020
  • HSBC: Kinh tế Việt Nam 2012 “vẫn cần kiên nhẫn”
  • Tái cấu trúc: Khí thế rầm rộ, kết quả là ẩn số
  • Khi dân cày có thêm... casino!
  • Đại lý xăng dầu 'làm càn' do hoa hồng thấp?
  • Việt Nam: Thị trường sơ khai tiềm năng nhất thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi