Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ doanh nghiệp FDI, lo cho chiến lược thu hút đầu tư

picture
Những lĩnh vực sản xuất thâm dụng lao động đang xem Việt Nam như miền đất hứa cho khả năng sinh lời từ đồng vốn tối thiểu và công nghệ chỉ mang tính gia công, lắp ráp.

“Những thương hiệu lớn như Honda, Samsung… khi đầu tư vào Việt Nam thực tế là những doanh nghiệp nhỏ thôi”, James P. Winkler Giám đốc Chương trình Sáng kiến cạnh tranh (VNCI) lưu ý như vậy khi phân tích bức tranh thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay.

Khảo sát thường niên lần thứ hai về doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam do VNCI cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hợp tác triển khai được thực hiện tại 1.970 doanh nghiệp, chiếm 16% tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là cuộc khảo sát lớn nhất về lĩnh vực này.

Điều rút ra là doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, đặc biệt là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, có quy mô vốn đầu tư và lao động tương đối nhỏ, 75% có dưới 300 lao động, trong đó 37% có dưới 50 lao động. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh là phần lớn các doanh nghiệp hoạt động về sản xuất và gia công có giá trị gia tăng thấp.

Những thống kê của khu vực doanh nghiệp này được Giám đốc VNCI lưu ý như 85% doanh nghiệp thuộc diện 100% vốn nước ngoài, nhập khẩu tới 57,5% hàng hóa, dịch vụ trung gian, tỷ lệ mua trong nước rất nhỏ chỉ 2% từ doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng phần lớn đầu ra là xuất khẩu.

Hình ảnh nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được nêu với những con số sống động kể trên, được ví như người khách lỡ độ đường chỉ trú nhờ trong chốc lát, không có vẻ gì sẽ trở thành “bạn cùng phòng”.

Sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp FDI với khu vực kinh tế tư nhân trong nước rất đáng lo ngại còn do nó hạn chế cơ hội doanh nghiệp trong nước tận dụng lợi thế về công nghệ và cải thiện năng suất. “Đây là vấn đề lớn cho nhà hoạch định chính sách”, James P. Winkler nói.

Cho nên, kỳ vọng khi hội nhập kinh tế quốc tế là tiếp cận được vốn, công nghệ, quản trị và cũng là kỳ vọng để kinh tế Việt Nam trở thành một bộ phận hữu cơ trong chuỗi giá trị toàn cầu xem ra đã “hỏng” ở nhiều mục tiêu.

“Cái chúng ta làm được một là vốn nhưng cũng không phải vốn mong muốn cho các lĩnh vực mục tiêu chiến lược. Hai là công nghệ thì không thu hút được…”, Trưởng ban Pháp chế VCCI Trần Hữu Huỳnh nêu quan điểm.

Thế hệ dân số vàng với giá nhân công rẻ luôn là lợi thế được đặt nổi bật ở vị trí đầu tiên trong những thuyết trình ở các hội nghị xúc tiến đầu tư tốn kém. Điều này dường như cũng ăn sâu vào tính toán của các nhà đầu tư nước ngoài khi cân nhắc tính hiệu quả của dự án mong muốn tìm địa chỉ tạo tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

“Giảm được chi phí lao động như vậy lợi nhuận nhiều hơn”, Giám đốc VNCI nêu lên một tính toán điển hình của nhà đầu tư nước ngoài trong thực tế hiện nay. Trong phân tích của ông, chi phí trung bình trên một đơn vị lao động của doanh nghiệp FDI vào năm 2010 là 8,33 nghìn USD thì năm 2011 giảm chỉ còn 7,92 nghìn USD.

Bởi vậy, những linh vực sản xuất thâm dụng lao động đang xem Việt Nam như miền đất hứa cho khả năng sinh lời từ đồng vốn tối thiểu và công nghệ chỉ mang tính gia công, lắp ráp.

“Vấn đề ở chỗ có khách quan, ban đầu khi thu hút FDI chúng ta cần công ăn việc làm, cần xuất khẩu để có ngoại tệ…”, ông Huỳnh lưu ý thêm. “Nhưng lẽ ra trong khi đang làm như vậy, lý thuyết của ta là bay cùng đàn sếu, phải nỗ lực để vượt lên nhóm dẫn đầu. Nhưng rất tiếc chúng ta chưa có nỗ lực để tiến lên đầu đàn”.

Hơn 20 năm đổi mới, 5 năm gia nhập WTO, những nỗ lực để môi trường đầu tư thông thoáng hơn, mở cửa cho mọi cơ hội kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài mang đến, xem ra đang vô vọng trước mong muốn thay đổi dòng vốn FDI theo hướng có chất lượng hơn.

Với một cách nghĩ khác đi, có thể những các nhân tố đang là thế mạnh của Việt Nam đem đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI như lao động giá rẻ chẳng hạn, có lẽ cũng phải xét lại. “Tôi nghĩ bây giờ thay đổi chiến lược thu hút đầu tư phải là vấn đề cốt tử của nền kinh tế Việt Nam”, ông Huỳnh nói.

(Theo Vneconomy)

  • PGS.TS Hoàng Trần Hậu: Chống lợi ích nhóm khi tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước
  • Việt Nam có thể chỉ đạt tăng trưởng GDP 4,6% vào năm 2020
  • HSBC: Kinh tế Việt Nam 2012 “vẫn cần kiên nhẫn”
  • Tái cấu trúc: Khí thế rầm rộ, kết quả là ẩn số
  • Khi dân cày có thêm... casino!
  • Đại lý xăng dầu 'làm càn' do hoa hồng thấp?
  • Việt Nam: Thị trường sơ khai tiềm năng nhất thế giới
  • Ở Việt Nam đầu tư vào đâu lãi nhất?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi