Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Manh nha một mặt bằng giá mới?

Không quá ồn ào đến mức có thể gây "sốt" cho người tiêu dùng, song khoảng hơn tuần nay, giá cả thị trường trên địa bàn TPHCM đang có chiều hướng tăng nhẹ và đều khắp ở hầu hết các lĩnh vực.

Theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê TPHCM, trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn đã tăng 0,35% so với tháng trước. Hầu hết các quán ăn từ bình dân đến trung và cao cấp đều tăng giá.

Cụ thể, quận Phú Nhuận – một trong những khu vực có mức giá thuộc loại “dễ thở” so với khu trung tâm - các món phục vụ điểm tâm như phở, miến, hủ tiếu... trước đây chỉ vào khoảng 15.000 – 20.000 đồng/phần, hiện đã tăng thêm trên 10%. Những nơi chuyên cung cấp suất cơm văn phòng của khu vực này cũng đã thông báo mỗi phần cơm sẽ tăng khoảng 10 – 15%.

Lý giải cho sự tăng giá đợt này, chị Thanh Ngọc - chủ quán hủ tiếu Nam Vang Nhân Quán trên đường Phan Xích Long - cho biết: Nguồn hàng thực phẩm, đặc biệt là trứng, thuỷ - hải sản và rau tươi cùng các mặt hàng gia vị đang tăng giá. Những thứ đơn giản nhất như giá, rau muống, rau cải, xàlách.. trước đây có giá 10.000 đồng thì bây giờ là 12.000-15.000 đồng.

Anh Hoàng – một cán bộ quản lý tại chợ An Đông - cho biết: Giá thực phẩm về chợ trong tháng qua tăng nhẹ, trong đó nhóm hàng tăng đáng kể là thịt chế biến (+0,45%), trứng (+1,96%), thuỷ - hải sản chế biến và tươi sống tăng từ 0,38- 0,78% và rau các loại cũng tăng mức + 2,38 đến + 3%...

Tại chợ Bà Chiểu, giá các loại rau củ đang đứng ở mức cao. Cụ thể, khoai tây Đà Lạt giá 20.000 đồng/kg, bí xanh 15.000 đồng/kg, xàlách 25.000 đồng/kg, cải thảo 8.000 đồng/kg... Tuy nhiên, từ đầu tuần đến nay, tất cả những thực phẩm này được bán trong siêu thị với giá rẻ hơn, nhờ có chương trình giảm nhiệt và bình ổn giá của cơ quan chức năng.

Cụ thể, vào ngày 21.6, khi hệ thống siêu thị Co.opMart đưa 8 nhóm hàng thiết yếu vào chương trình bình ổn giá, trong đó mức giá của hầu hết các loại rau - củ đều thấp hơn trên thị trường chợ truyền thống khoảng 10% thì sức mua tăng lên hẳn.

Giám đốc Marketing của Saigon Co.op – bà Lê Quang Thục Quỳnh, cho biết: Sức mua của nhóm hàng rau - củ - quả tại siêu thị đã tăng 15% ngay trong ngày đầu tiên triển khai chương trình.

(Báo Lao Động)

  • Việt Nam khó thoát 'bẫy thu nhập trung bình'
  • 6 tháng đầu năm 2010: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều khả quan
  • Chính sách chưa đủ mà cần phải có hành động
  • CPI: Đó là bữa ăn hằng ngày của dân
  • VNCF góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của doanh nghiệp
  • "Phát triển xanh" cần phải là một hướng ưu tiên
  • 'Việt Nam - lựa chọn mới ở châu Á'
  • 3 năm gia nhập WTO: Gấp rút tái cấu trúc nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi