Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng tầm nhìn, hiểu thời cuộc để nhận diện đúng nguy cơ

Thời đại hôm nay, với muôn vàn biến động phức tạp, khó lường đang đòi hỏi lực lượng an ninh phải tiếp tục đổi mới tư duy, nâng tầm nhìn, nhận diện đúng tình hình trong nước và thế giới, nhìn rõ thế và lực của đất nước, để từ đó tham mưu cho Đảng, Nhà nước chiến lược an ninh quốc gia phù hợp với thực tiễn.

Đối với mọi quốc gia, muốn phát triển, trước hết phải ổn định về chính trị. An ninh của quốc gia phải được đặt lên hàng đầu như một nền tảng quan trọng cho những bước đi về một tương lai tươi sáng của dân tộc. 

Mô tả ảnh.
Ảnh: TPO
Không thể phủ nhận vai trò và đóng góp to lớn của lực lượng an ninh Việt Nam như những người lính tiên phong trong sứ mệnh tối thượng này suốt 65 năm qua.

Tổ quốc và nhân dân ghi nhận những cống hiến của họ - những người lính âm thầm nhận lãnh nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Chỉ nhìn vào lịch sử của an ninh Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1954, thật khó tưởng tượng được rằng, những người lính an ninh Việt Nam lúc đó lại có thể bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ một cách xuất sắc trước đội quân hùng mạnh là quân đội Pháp, cơ quan tình báo Pháp, các cơ quan tình báo nước ngoài khác và các tổ chức phản cách mạng.

Một trong những chiến công kỳ vĩ của lực lượng an ninh Việt Nam làm cho chính CIA phải công khai khâm phục, đó là cuộc đấu tranh chống lại chiến tranh gián điệp biệt kích do CIA huấn luyện, tổ chức và chỉ đạo.

Từ những năm 1960 đến trước năm 1975, CIA và Cơ quan tình báo của chính quyền Sài Gòn đã tung hàng trăm nhóm gián điệp biệt kích với những trang bị tối tân nhất thời đó ra miền Bắc bằng cả ba đường: đường bộ, đường thủy và đường không. Nhưng hầu hết các nhóm gián điệp biệt kích đó đều bị lực lượng an ninh nhân dân phát hiện và bắt gọn.

Lực lượng an ninh Việt Nam không chỉ thể hiện lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo mà còn thể hiện sâu sắc tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Những chiến sỹ an ninh đã đến với dân, sống cùng dân, chia sẻ với dân và cùng nhân dân dựng nên một thế trận an ninh kỳ lạ, có một không hai trên thế giới.

Sau khi cuộc chiến tranh biệt kích bị đập tan hoàn toàn, những “kiến trúc sư” của cuộc chiến tranh đặc biệt này đã không thể lý giải vì sao an ninh Việt Nam lại có thể nắm được hầu hết các kế hoạch của họ. Nhưng khi hiểu được đâu là điều bí ẩn dẫn đến thành công của an ninh Việt Nam thì có những nhân viên CIA phải thốt lên: “Tất cả các chuyên gia giỏi nhất của chúng ta đã không bao giờ biết đến bí mật này”.

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, nhưng nền hòa bình của dân tộc vẫn bị đe dọa. Trong lúc người dân hạnh phúc sống trong những năm tháng đầu tiên của một đất nước thống nhất và im tiếng súng thì lực lượng an ninh lại bước vào một cuộc chiến đấu mới âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt. Các tổ chức tình báo, gián điệp được cài lại với kế hoạch hậu chiến để chống lại nền hòa bình của nhân dân Việt Nam cùng với các tổ chức phản cách mạng, các tổ chức là tàn quân của chính quyền Sài Gòn, cơ quan tình báo nước ngoài và nhiều thế lực thù địch trên thế giới. 

Trong bối cảnh đó, mới có thể hiểu, những nỗ lực, sự hi sinh của những người lính an ninh để gìn giữ an ninh của Tổ quốc lớn đến thế nào.

Ngày hôm nay, Việt Nam đã trở thành thành viên trong cộng đồng thế giới rộng lớn. Chính sách mở cửa đã tạo ra năng lượng lớn cho mỗi cá nhân và cho toàn dân tộc phát triển. Nhưng chính lúc này, thách thức với an ninh Việt Nam lại vô cùng phức tạp và nặng nề. Bởi nếu như trong chiến tranh, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết cơ - nguy, phân định bạn - thù thì ngày nay, trong môi trường hòa bình và hội nhập, ranh giới ấy lại trở nên vô cùng tinh vi, khó nhận diện.

Nếu an ninh đất nước không được bảo đảm, nếu hòa bình, độc lập của dân tộc không được giữ vững thì nguy cơ mất nước, mất chủ quyền quốc gia lúc nào cũng có thể xảy ra. An ninh của đất nước hiện nay mang tính đa dạng hơn rất nhiều. Không chỉ là an ninh chính trị mà còn là an ninh văn hóa, an ninh kinh tế, an ninh môi trường…

Trong thế giới quanh ta, có không ít những bài học cay đắng về an ninh quốc gia khi họ không nhận thức đúng tình hình, nhận diện rõ nguy cơ.

Một nước Mỹ siêu cường đã phải trả giá đắt bằng hàng ngàn sinh mệnh trong vụ khủng bố 11/9/2001 bởi chưa thoát khỏi nếp tư duy bạn - thù thời Chiến tranh Lạnh, dẫn đến thổi phồng nguy cơ nước Nga mà quên mất một nguy cơ trầm trọng: chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Nguồn lực quốc gia với Việt Nam lại càng hữu hạn. Vì vậy, nếu không nhận thức đúng tình hình, coi nhẹ những nguy cơ trầm trọng đe dọa an ninh quốc gia, đe dọa lợi ích của Dân tộc, đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ… mà lại chệch hướng tập trung sức lực xử lý những vấn đề chưa phải là nguy cơ thật sự thì khi đó, những cái giá phải trả e rằng sẽ không nhỏ.

Chính vì thế, đòi hỏi đối với lực lượng an ninh Việt Nam hôm nay không chỉ là lòng yêu nước, sự trung thành mà còn là sự đổi mới về tư duy, tầm nhìn. Một tư duy đổi mới, một tầm nhìn rộng mở mới có thể đánh giá đúng tình hình trong nước và thế giới, nhận diện chính xác, toàn diện những nguy cơ, nhìn rõ thế và lực của đất nước hôm nay, để từ đó tham mưu cho Đảng, Nhà nước chiến lược an ninh quốc gia phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn chính là nền tảng tạo điều kiện để đất nước phát triển, để dân tộc tiến về phía trước.

  • Đức Huy//VietnamNet

  • Tăng tiêu chí thẩm tra dự án
  • Kinh tế đang hồi phục và tăng tốc
  • Tập đoàn nhà nước làm gì?
  • BMI dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6%
  • Các dự án bãi đậu xe ngầm ở TP.HCM: Cơ hội bỏ lỡ quá lâu
  • Kinh tế Việt Nam và các nước Châu Á vững vàng hơn so với dự báo
  • Tăng trưởng và những điều đáng lưu tâm
  • Nhiều công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ: Không chỉ lãng phí ngân sách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi