Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghị định “đá” nhau, doanh nghiệp “tắc nghẽn”

Sở Kế hoạch - Đầu tư các địa phương là cơ quan được giao chức trách cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.

Hiện nay, tại nhiều địa phương đang xảy ra tình trạng “tắc nghẽn” việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới 49%. Hồ sơ được tiếp nhận nhưng rồi chồng chất lên nhau, còn giấy phép thành lập doanh nghiệp chưa biết đến bao giờ mới được giải quyết. Tính riêng tại Hà Nội, hiện có hơn 800 bộ hồ sơ được tiếp nhận khá lâu, doanh nghiệp sốt ruột chờ đợi nhưng kết quả vẫn phải chờ ngày này qua ngày khác. Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm đều rơi vào tình cảnh tương tự. Nhiều doanh nghiệp lên tiếng “kêu cứu” nhưng đến nay tình trạng ách tắc nói trên vẫn chưa được giải quyết.

Phải chăng tình trạng này là do cơ quan cấp giấy phép có tiêu cực, nhũng nhiễu gây phiền hà. Không phải như vậy, có đủ căn cứ để khẳng định rằng: cơ quan chuyên trách không có tiêu cực, nguyên nhân hoàn toàn thuộc về sự trái ngược trong văn bản hướng dẫn thực hiện luật đã ban hành. Đó là sự “đá” nhau giữa Nghị định 139 về hướng dẫn Luật Doanh nghiệp và Nghị định 108 về hướng dẫn Luật Đầu tư. Cùng một vấn đề, cùng một đối tượng nhưng hai nghị định đưa ra hai quy định hoàn toàn khác nhau, cơ quan thực hiện rơi vào tình trạng làm theo nghị định này thì vi phạm nghị định khác. Nhà đầu tư nước ngoài khi hợp tác với phía Việt Nam để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới 49% thì không phải trình dự án đầu tư khi xin phép thành lập doanh nghiệp. Đó là điều khoản được quy định trong Nghị định 139 về hướng dẫn Luật Doanh nghiệp. Theo đó, với trường hợp nói trên, việc thành lập doanh nghiệp được thực hiện như doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp (kể cả trong nước và đối tác nước ngoài) cho rằng quy định như vậy là phù hợp thực tế, tạo điều kiện cho việc thành lập cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng, mặc dù cùng đối tượng và cùng điều kiện như nhau, Nghị định 108 về hướng dẫn Luật Đầu tư lại đưa ra quy định có tính chất trái ngược. Theo quy định của Nghị định 108, mặc dù vốn đầu tư nước ngoài dưới 49% và hợp tác với phía Việt Nam để thành lập doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải trình dự án đầu tư. Trước sự chồng chéo, đá nhau như vậy, bản thân nhà đầu tư cũng như cơ quan chuyên trách cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp giống như đứng giữa ngã ba đường. Làm theo Nghị định 139 thì vi phạm Nghị định 108 và ngược lại. Cơ quan cấp giấy phép lựa chọn cách giải quyết an toàn nhất là không thực hiện cả hai nghị định, tình trạng thành lập doanh nghiệp bị “tắc nghẽn” phát sinh từ đó.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Một thị trường tiềm năng để phát triển khoa học công nghệ
  • Chính phủ trữ muối, doanh nghiệp nhập?
  • Sẽ xây dựng Luật quản lý giá
  • Không để tái diễn việc niêm yết giá bằng ngoại tệ
  • Hỗ trợ doanh nghiệp từ công ước về mua bán hàng hóa
  • CIEM: 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
  • Thế giới tuần 6-12/9: Việt Nam trong mắt “người ngoài”
  • Kinh tế Hà Nội: Tốc độ tăng trưởng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi