Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguồn nước Việt Nam bị khai thác quá giới hạn

Ảnh minh họa. (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
Các đại biểu dự hội nghị của Ban điều phối chung Dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước quốc gia” đánh giá nguồn nước ở Việt Nam đang bị khai thác quá giới hạn cho phép.

Tại hội nghị do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức ngày 10/6, tại Hà Nội, các báo cáo của các đại biểu khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy.

Thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70-80%. Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai...

Ngoài ra theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép dao động từ 1,5 đến 3 lần. Tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực. Vì vậy việc nâng cao năng lực của các tổ chức, cán bộ tham gia công tác bảo vệ môi trường nước tại Trung ương và địa phương là rất cấp thiết.

Dự án trên được triển khai trong 3 năm (2010 - 2013) với ngân sách hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản là 6 triệu USD. Mục tiêu tăng cường năng lực về quản lý môi trường nước cho cán bộ quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường: Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết nhờ những hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế JICA Nhật Bản đối với việc nghiên cứu về quản lý môi trường lưu vực sông trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều bước tiến nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm như sửa đổi Luật bảo vệ môi trường vào năm 2005, điều chỉnh về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và tiêu chuẩn môi trường đối với nước, không khí và chất thải rắn, ban hành các Nghị định về phí nước thải như là một công cụ kinh tế để giảm thải lượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hy vọng với những kinh nghiệm của Nhật Bản trong nhưng năm tới tiếp tục giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy kiệt nguồn nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam cũng như bảo đảm sự phát triển bền vững mà Việt Nam đang hướng tới.

Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

  • Độc quyền và vô cảm
  • Giảm đầu tư công, vốn đầu tư phát triển vẫn tăng
  • World Bank : ‘Kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất’
  • Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng: Siết nhập khẩu ô tô là cần thiết
  • 3 tháng triển khai Nghị quyết 11: “Kiểm nghiệm” hiệu lực
  • Giám sát tài chính DNNN: Nắm gì, buông gì? Công cụ “thiết quân luật”
  • An ninh của Việt Nam gắn liền với an ninh khu vực
  • Doanh nghiệp FDI: Tiêu thụ tại chỗ bao nhiêu, nội địa hóa thế nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi