Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?

Những ngày cuối tuần, dần dập những thông tin về hỗ trợ cho DN và nền kinh tế đã được đưa ra. Đây như là một thuốc tổng hợp cho DN có cả thuốc cấp cứu, thuốc bổ... Thuốc nhanh, thuốc nhiều nhưng với một cơ thể đang ốm yếu và tiềm ẩn nhiều bệnh lâu dài thì xin đừng dùng thuốc dễ dãi vì dễ để lại di họa.

Cuối tuần, phiên họp Chính phủ đã thông chủ trưởng về một loạt giải pháp để giải cứu DN. Thậm chí, sẽ có hẳn một nghị quyết về hỗ trợ DN sẽ được ban hành để giải quyết cho những khó khăn của DN hiện nay. Cũng trong thời điểm đó, khối các ngân hàng và các hiệp hội, các DN cũng ngồi lại với nhau trong một cuộc họp để đánh giá thực trạng hoạt động và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN để phát triển sản xuất.

Trong ngày nghỉ thứ 7, Bộ Tài chính đã chính thức công bố gói giải pháp tài chính tổng thể để hỗ trợ DN. Trước đó, sau hai lần hạ lãi suất liên tiếp trong vòng một tháng, nhiều lần yêu cầu các ngân hàng chủ lực có biện pháp hạ lãi suất cho vay đối với DN và các khu vực sản xuất kinh doanh... Ngân hàng Nhà nước đã buộc pháp áp trần cho vay đối với 4 lĩnh vực sản xuất được cho là cần ưu tiên.

Trong khi đó, trong quá trình chuẩn bị cho phiên họp sắp tới, Quốc hội cũng rất quan tâm và tập trung nhiều cho các giải pháp hỗ trợ DN và nền kinh tế nhằm chống tình trạng giảm phát đang hiển hiện.

Với những diễn biến đó, việc cứu DN đang được vào cuộc một cách rất rầm rộ. Dù đại diện Chính phủ cho rằng đây không phải là một gói kích thích kinh tế nhưng đối với nhiều các DN thì đây vẫn được chờ đợi như một chương trình hỗ trợ tổng hợp nhằm giải cứu các DN như đã thực hiện tronng giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Sau rất nhiều cảnh báo, đề xuất... một chương trình tổng thể về cứu DN đã xuất hiện. Đến đây thì không còn phải bàn cãi về đình lạm, giảm phát nữa mà tất cả đã thống nhất về việc sẽ phải tập trung cứu DN và nền kinh tế và tất nhiên cái đích cuối cùng là tăng trưởng. Tuy nhiên, dù nóng lòng cứu DN, muốn nhanh, muốn nhiều nhưng cũng không thể dễ dãi được.

Trong các gói giải pháp đã được đưa ra thì trọng tâm vẫn tập trung vào mấy vấn đề, trước hết là ngân hàng tìm mọi cách để bơm vốn rẻ, cơ cấu và kéo dài thời hạn cho vay đối với DN; Nhà nước bơm thêm vốn đầu tư, nới việc mua sắm và nhất là miễn, giảm và giãn thuế, cắt giảm chi phí cho các DN; kích thích tiêu dùng và đầu tư để kích thích sản xuất... Bên cạnh đó, cải cách hành chính, hỗ trợ xúc tiến đầu tư...

Thực tế, những giải pháp không có gì mới. Nó vẫn là những bài cũ mà chúng ta đã thực hiện trong gói kích thích kinh tế trước đây và cũng là những đề xuất mà DN đã kêu gào bấy lâu. Tuy nhiên, điều quan trọng bây giờ là đề ra rồi thì cần phải nhanh chóng có hướng dẫn thực hiện.

Nói như thế bởi vì các chính sách của Việt Nam thường được đề ra nhưng vẫn rất lâu để đi vào thực thi. Thậm chí đã có rất nhiều chủ trường, ra thành nghị định, thông tư, quyết định nhưng rồi vẫn phải có nghị quyết và thậm chí chỉ thị mới có thể nhúc nhích thực hiện được.

Ngay cả trong thời điểm gần đây nhất, chủ trương giảm lãi suất đã có từ cuối năm trước những phải đến cuối tháng 3 mới bắt đầu được thực hiện nhưng đến nay,lãi suất cho vay thực tế vẫn còn giảm chưa đáng kể. Thậm chí, đến khi có quyết định giảm lãi suất rồi, các DN cũng tỏ ra không mấy hào hứng vì họ biết để có thể vay được vốn thì cũng chờ vài tháng để chính sách ngấm dần. Đấy là chưa kể lãi suất hạ nhưng lại có những biến tường mới về phí, về điều kiện... nên có vội cũng chẳng được.

Chính vì thế sau những chủ trương và đề xuất giải pháp hiện nay, giới  DN mong chờ nó sớm được hiện thực hóa bằng cách quy định cụ thể để thực hiện. Bởi bây giờ đã gần nửa thời gian của năm qua đi. Nếu tiếp tục chậm trễ, các DN cho rằng, họ có thể mất trắng cả năm 2012. Vì sau quyết định của các cơ quản quản lý, đường đi của các chính sách sẽ thường chậm dần khi nó đến được với các DN qua các đơn vị và địa phương thực thi.

Với các chính sách trên đây, ngoài số tiền thuế tính được lên đến 29 ngàn tỷ ở lại để tạo vốn cho DN trong thời gian tới thì còn có cả ngàn tỷ đồng vốn đầu tư công và nhất là hàng trăm ngàn tỷ vốn tín dụng ngân hàng sẽ được đẩy vào nền kinh tế.

Vốn như thế là rất nhiều nhưng nhiều không hẳn đã dành cho tất cả. Câu chuyện vốn vào đâu lại tiếp tục được đặt ra. Miễn giảm thuế, vốn ở lại DN để tái đầu tư có lẽ là dễ kiểm soát nhất vì tiền nằm trong túi của DN nên họ sẽ biết chi điều gì hơp lý nhất. Tuy nhiên, với việc, nới thêm đầu tư công, cac hi phí mua sắm công thì lại một vấn đề đầy nhạy cảm.

Đầu tư công vốn được xem là khu vực kém hiệu quả, quá trình thắt chặt đầu tư vừa qua đã lộ ra rất nhiều công trình chậm tiến độ, kém hiệu quả và thất thoát, lãnh phí... buộc Chính phủ phải mạnh tay chấn chính và thực hiện tái cơ cấu. Tuy nhiên, khi việc cắt giảm và tái cơ cấu chưa thực hiện triệt để thì đã phải nới ra để thực hiện kích thích kinh tế.

Và hẳn đối với không ít chủ đầu tư đây là cơ hội để cấp cứu, hồi sinh cho những dự án đã bị liệt vào danh sách cắt giảm. Và rất có thể, ý định tốt đẹp lại trở thành cơ hội để những chủ đầu tư chạy vốn cho dự án vốn đang chậm trễ, kém hiệu quả trong khi rất nhiều nơi cần vốn thì lại không có.

Tương tự, vốn tín dụng đang được các ngân hàng bung ra rất nhiều, nhưng làm sao để đảm bảo dòng vốn đến được đến nơi cần vốn là cả một thách thức. Rất có thể, vốn thì nhiều nhưng rồi lại rơi vào cảnh kể ăn không hết, người lần chẳng ra. Những khu vực tại ra đông lực phát triển, cần vốn nhất chưa hẳn đã tiếp cận được vốn; còn không ít những dự án, DN dù không thuộc diện khuyến khích đôi khi lại dễ dàng có được tiền.

Thực tế từ những sai phạm trong chính sách hỗ trợ lãi suất trước đây và cả những vấn đề trong kiểm soát , lòng tham từ chính các ngân hàng có thể biến lo ngại này trở thành một hiện thực. Và tiền nhiều nhưng tiền không dành cho người cần tiền là điều đáng được cảnh báo.

Đặc biệt, các biện pháp kích thích để hỗ trợ DN được đưa ra nhưng đó là một bắt buộc để giải cứu DN và nền kinh tế trong khi đó chúng ta vẫn chưa hết những lo ngại về vĩ mô và bất ổn kinh tế.

Thực tế, dù lạm phát đã giảm nhưng vẫn ở mức cáo trên 12% so với cùng kỳ năm ngoài. Trong khi xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục thì việc bơm thêm tiền chắc chắn sẽ gây thêm áp lực cho lạm phát. Và một thực tế đã từng xảy ra, hậu quả của lạm phát cao thời giam qua là do một giai đoạn tiền trong nền kinh tế quá nhiều và quá dễ nhưng không được sử dụng không hiệu quả.

Trải qua hơn 1 năm thắt chặt, dù lạm phát bắt đầu giảm, DN và nền kinh tế đã chuyển hướng tái cơ cầu. Nhưng điều đó chưa thể thay đổi được bản chất hoạt động kém hiệu quả, ít bền vững của DN và nền kinh tế. Và như một quỹ luật cũ đáng lo ngại, một khi tiền nhiều và tiền dễ hơn thì sẽ lặp lại những hệ quả cũ. Kéo theo đó, lạm phát, bất ổn vĩ mỗ và sự phát triển kém bền vững của DN lại xuất hiện như một căn bệnh nan y mới trị được triệu chứng bề ngoài nay có thêm điều kiện để tái phát.

Cứu DN, cần phải làm nhanh, phải có nhiều biện pháp và nhiều tiền để hỗ trợ nhưng tiền nhiều mà mà không được kiểm soát tốt để dẫn đến khu vực cần vốn, tạo ra phát triển thực chất và hiệu quả cao mà lại dễ dãi đổ vào những khu vực "nóng" để thu lợi nhanh cho thỏa lòng tham. Đặc biệt, nguy hiểm hơn, tiền nhiều sẽ lại được sử dụng để sử dụng nhằm hướng tới những nhóm lợi ích để cứu và bảo vệ các DN trong một số khu vực vốn đang là cái rốn chiếm dụng vốn và nợ xấu, gây nguy cơ bất ổn cho cả nền kinh tế thì đó là một điều tai hại. Vì nó lại bắt đầu của một vòng xoáy nguy hiểm mới cho nền kinh tế.

(Theo VEF)

  • Đừng xem thường bọn 'râu ria'
  • Việt Nam: Niềm tin tiêu dùng xuống thấp nhất kể từ 2010
  • Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông
  • Vốn FDI gây ấn tượng tuần cuối tháng 4
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Bộ Chính trị đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8 - 9%
  • Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?
  • Tái cơ cấu: E ngại với 'tuần tự tiệm tiến'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi