Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nóng chuyện điện, xăng dầu, giá cả

 Hôm qua (4.4), Bộ Công Thương đã có cuộc họp giao ban về tình hình công tác tháng Ba. Các vấn đề khó khăn về điện, bình ổn giá cả, ổn định thị trường xăng dầu... là những nội dung chính của cuộc họp này.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: Việc kiềm chế lạm phát sẽ là ưu tiên hàng đầu. Trước hết là cần đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không riêng hàng thiết yếu để không xảy ra sốt giá do thiếu hàng.

Sẽ giải quyết "căn cơ" thị trường xăng dầu

Bà Trần Thị Hường-Phó Giám đốc Sở Công Thương Bà Rịa- Vũng Tàu nêu một thực tế, hiện nay việc kiểm soát giá cả với các mặt hàng thiết yếu đang rất khó khăn. Việc tăng giá đã diễn ra ở tất cả các ngành nên rất khó bình ổn.

Các cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ kiềm chế tăng giá, nhưng thực tế giá đã bị tác động bởi nhiều yếu tố, tất cả các mặt hàng tăng cao, kiềm chế là khó. Thậm chí, trước khi tăng giá xăng dầu, các địa phương còn có tình trạng một số đầu mối, tổng đại lý giảm cung ứng xăng dầu tới 70%, dẫn tới thị trường xăng dầu rối loạn, không có xăng dầu để bán cho dân.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Kiên Giang cũng cho rằng, hiện nay rất khó phát hiện và xử lý tình trạng găm hàng của các đại lý xăng dầu bởi thủ đoạn của hành vi này rất tinh vi. Theo ông Hùng, các cơ quan chức năng nên giải quyết giá cả xăng dầu mềm dẻo, linh hoạt về thời gian; tránh việc để mặt hàng này "căng" trong một thời gian quá dài.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, qua 2 đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong quý 1/2011, về cơ bản giá xăng dầu hiện nay đã bám sát giá cơ sở, các doanh nghiệp đầu mối đã không còn bị lỗ hoặc lãi ít.

Sớm có hướng dẫn về tiết kiệm điện

Liên quan đến vấn đề tiết kiệm điện và cung ứng điện cho sản xuất, không ít địa phương cũng đã nêu ra những vướng mắc và khó khăn. Ông Nguyễn Văn Hải - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh cho biết, hiện các doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh kêu ca rất nhiều về việc bị cắt điện.

Ông Lê Minh Chuẩn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Than và Khoáng sản VN cũng than rằng việc tiết giảm điện với ngành than đang quá nhiều, đặc biệt nguy hiểm khi cắt điện với sản xuất than hầm lò. Ông Chuẩn đề nghị, ngành điện nên ưu tiên cấp điện cho sản xuất than.

Trước những ý kiến bức xúc trên, ông Dư Quang Thành - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) thừa nhận, việc cắt điện tới đây sẽ còn gây khó khăn nhiều cho các ngành sản xuất. Thực tế, điện thương phẩm tháng 3 tăng 12,96% cùng kỳ năm trước, đạt 7,262 triệu kWh. Toàn quý 1/2011 tăng 12,16%. Như vậy, tăng điện thương phẩm gấp tới 2,91 lần GDP quý 1.

Bộ Công Thương khẳng định: Trước hết các địa phương phải sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, EVN sẽ phải cố gắng đảm bảo đủ điện cho sản xuất và kinh doanh; sẽ chỉ tiết giảm vào giờ cao điểm. Bộ cũng sẽ ban hành hướng dẫn về tiết kiệm điện ngay trong quý 2 này.

(Dân Việt)

  • Đàm phán FTA: Không chỉ là mở rộng thị trường
  • Đến năm 2015: Cần 559 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
  • Tái cấu trúc Doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh
  • Quốc gia thất bại và quốc gia thành công
  • WB: Chính sách vĩ mô của Việt Nam đúng hướng
  • Cơ hội thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế
  • Tình hình kinh tế quý I
  • WB nhận xét tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi