Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình hình kinh tế quý I

 Xăng bất ngờ tăng thêm 2.000 đồng/lít từ 22 giờ ngày 29.3.2011. Ngày 28.3, theo “Tổ điều hành thị trường trong nước”, giá tiêu dùng tháng 4 vẫn tăng ở mức cao. Ngân hàng sợ vấn đề thanh khoản.

Đấy là những tin nóng hổi của báo chí vài ngày qua và cũng phù hợp với báo cáo tình hình kinh tế-xã hội mà Tổng cục Thống kê vừa công bố.

Theo báo cáo này, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I là 5,43% so với quý I năm trước, trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 2,05%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,47%, dịch vụ tăng 6,28%.  Tốc độ tăng trưởng GDP không cao nhưng vẫn khá trong bối cảnh chính sách kinh tế lấy ổn định vĩ mô làm chính và tăng trưởng không còn là chỉ tiêu hàng đầu.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị đạt 198.719 tỉ đồng. Trong tổng giá trị đó đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước là 20,14%, của khu vực tư nhân trong nước 37,51% và khu vực đầu tư nước ngoài 42Tỷ trọng của khối doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp chỉ cỡ 1/5 và với sự chênh lệch tốc độ tăng trưởng cỡ 10-11% (con số chênh lệch này khá ổn định trong thời gian dài trong các năm qua) nếu giữ được ổn định trong tương lai thì sau 5 năm nữa tỷ lệ của khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ còn cỡ 16%. Đấy là xu hướng lành mạnh.

Tổng mức bán lẻ đạt khoảng 452 ngàn tỉ đồng, tăng 22,6% (tăng 8,7% nếu trừ tăng giá) so với quý I năm trước, (trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 11,1%).

Xuất khẩu đạt 19.245 triệu USD (tăng 33,7% so với quý I năm trước).

Nhập khẩu đạt 22.274 triệu USD (tăng 23,8% so với quý I năm trước).

Đấy là những điểm sáng của tình hình kinh tế quý I năm 2011.

Tuy nhiên, đằng sau các con số tăng trưởng này vẫn còn nhiều mảng tối mà chắc cần nhiều thời gian hơn để khắc phục với sự thực hiện kiên quyết của các giải pháp chống lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô mà chính phủ đã đưa ra.

Nhức nhối nhất vẫn là lạm phát ở mức khá cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 là 2,17% so với tháng trước làm cho CPI của 3 tháng đầu năm đã lên đến 6,12% (so với tháng 12-2011). CPI quý I so với cùng kỳ năm trước đã tăng 12,79%. Nếu muốn đạt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra là CPI cả năm không quá 7% thì mức tăng CPI của cả 3 quý còn lại chỉ còn 0,82%.

Với việc tăng giá xăng dầu từ 10,3% đến 15,3% đêm 29.3, thì chắc chắn hết tháng 4 thì CPI so với tháng 12.2010 sẽ vượt mức 7%. Cố giữ cho CPI năm nay không quá 2 con số cũng là một mục tiêu khó đạt. Như thế cuộc chiến chống lạm phát còn cam go và đỏi hỏi những nỗ lực vượt bực trong điều hành chính sách của Chính phủ.

Những bất ổn vĩ mô khác vẫn còn đó. Nhập siêu ở mức 3.029 triệu USD (bằng 15,7% mức xuất khẩu). Nếu hết sức cố gắng và với các biện pháp không khuyến khích nhập khẩu vài trăm mặt hàng mà Bộ Công thương vừa đưa ra, thì may có thể đạt chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra là nhập siêu của cả năm dưới mức 16% của kinh ngạch xuất khẩu. Nếu đạt được mục tiêu này thì bắt đầu có chuyển biến về cán cân thương mại theo chiều hướng tốt hơn.

Tuy vậy, vấn đề này nằm ở chính cơ cấu của nền kinh tế và chừng nào chưa tái cơ cấu lại một cách căn bản (chủ yếu là các tập đoàn và các doanh nghiệp nhà nước) thì mất cân đối thương mại vẫn là bài toán hóc búa và không thể giải được bằng các biện pháp hạn chế, không khuyến khích hay hành chính.

Vấn đề nhập siêu, bất cân đối thương mại, gắn với vấn đề tỷ giá, vấn đề nợ nần của nền kinh tế. Các vấn đề này chỉ có thể giải quyết được một cách căn bản khi Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước cắt giảm đầu tư (báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy vốn đầu tư của khu vực nhà nước tăng 15,2% so với quý I năm trước), tăng hiệu quả đầu tư. Đấy là những biện pháp căn bản và dài hạn để tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế. Không giải quyết tận gốc rễ, thì các biện pháp hành chính có mạnh mẽ đến đâu cũng không có kết quả lâu bền.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng đưa ra một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm: trong ba tháng đầu năm, cả nước có 300,9 nghìn lượt hộ thiếu đói với 1.230 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói. Với giá cả gia tăng như hiện nay số người dân gặp khó khăn chắc sẽ gia tăng và hết sức cần chú ý đến họ với chính sách xã hội thoả đáng.

Các biện pháp quyết liệt của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, để ổn định kinh tế vĩ mô sẽ có tác dụng sau một thời gian và chưa thể có kết quả ngay tức khắc trong các số liệu của quý I, thậm chí của tháng Tư. Nhưng hy vọng chúng sẽ có tác động từ tháng Năm trở đi.

(Báo Lao Động)

  • WB nhận xét tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam
  • Trận đấu kinh tế giữa người dân và chuyên gia
  • Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2010: Bức tranh sáng, tối
  • Việt nam không phải là quốc gia hưởng lợi từ việc giá dầu tăng
  • Những tín hiệu khả quan từ quý I/2011
  • Kiên quyết hơn nữa trong việc đẩy lùi nhập siêu
  • CPI tháng 4 sẽ tăng từ 1,6 - 1,8%
  • Kinh tế toàn cầu: Tương lai là ở nông nghiệp!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi