Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sốc với chỉ số tiêu dùng tháng 4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tại TP HCM vừa được công bố với mức tăng đáng “giật mình” là 3,16% so với tháng 3. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ sau tháng 5/2008. Trong khi đó, chỉ số này tại Hà Nội cũng không "kém cạnh".

Với mức tăng này thì so với cuối năm ngoái, CPI tháng 4 của TP HCM đã tăng 8,2%; so với cùng kỳ tăng 13,99%.

Theo số liệu của Cục Thống kê TP HCM thì nhóm giao thông dẫn đầu mức tăng tháng 4, với 5,77%. Như vậy, giá cả tại TP HCM đã chịu tác động mạnh của ba nhóm hàng hóa, dịch vụ là hàng ăn và dịch vụ ăn uống; giao thông; nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng, các mức tăng lần lượt là 4,56%; 5,77% và 4,12%.

Việc xăng dầu, gas, xi măng, điện… tăng giá được coi là nguyên nhân quan trọng đẩy giá cả của các nhóm hàng này tăng cao.

Các nhóm khác là may mặc, mũ nón, giày dép; thuốc và dịch vụ y tế; văn hóa, giải trí và du lịch cũng có mức tăng trên 1%.

Ngược lại, 2 nhóm không thuộc rổ hàng hóa tính CPI là vàng và USD đã quay đầu đi xuống. Tháng 4, chỉ số giá vàng giảm 1,47% và 2,48% đối với chỉ số giá USD.

Đây không phải lần đầu tiên từ đầu năm đến nay chỉ số giá tiêu dùng tại TP HCM gây sốc. CPI tháng 3 của thành phố đã đội lên 2,2%, cao hơn cả tháng có Tết Nguyên đán, trong khi các tháng trước tăng dưới 2%, thậm chí nhỏ hơn 1%. Tuy vậy, mức tăng vọt này vẫn còn tỏ ra “khiêm tốn” so với tháng 4 vừa được công bố.

Nhiều người e ngại, chỉ số CPI tại TP HCM sẽ báo hiệu trước một tháng lạm phát tăng cao của cả nước. Rất có thể chỉ số giá cả nước tháng 4 phải đối mặt với nguy cơ tăng khoảng 3%, thậm chí có thể cao hơn.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Hà Nội cũng có mức tăng rất mạnh, ở mức 3,28% so với tháng trước. Trong đó, tác động của giá xăng dầu cũng tỏ ra rõ nét khi nhóm hàng giao thông vận tải tại đây cũng là nhóm tăng mạnh nhất, lên tới 5,82%. Việc tăng giá xăng dầu đã buộc các hãng taxi, doanh nghiệp vận tải hành khách điều chỉnh giá cước tăng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng mạnh thứ 2 là 5,06%. Trong đó, lương thực tăng 5,02%, thực phẩm tăng 5,48% và ăn uống ngoài gia đình tăng 3,91%. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có mức tăng 4,28% so với cùng kỳ tháng trước. Trong khi đó, nhóm giáo dục, bưu chính viễn thông, dịch vụ y tế có mức tăng không đáng kể.

(Báo Đất Việt)

  • Thủy điện tư bên bờ phá sản
  • ADB: Năm 2011, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1%
  • Giá điện theo cơ chế thị trường: Cần minh bạch, công khai các yếu tố hình thành giá điện
  • Dịch vụ hậu cần Việt Nam còn rất ít thời gian
  • Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”
  • Cắt giảm đầu tư công sao cho khỏi thiệt?
  • Năm 2011: Mưa, bão sẽ nhiều hơn
  • Giảm chi phí để ổn định sản xuất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi