Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các giải pháp đảm bảo tăng trưởng 6,5% năm 2010

Thay đổi lãi suất vay vốn, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ chế hình thành giá… là những giải pháp chính mà các tỉnh, thành phố và đại diện doanh nghiệp đóng góp vào Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm kinh tế vĩ mô, đảm bảo tốc độ tăng trưởng 6,5% năm 2010.
 
Theo Dự thảo Nghị quyết trên, Chính phủ đề ra 7 nhóm giải pháp chính gồm: tập trung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh; đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

Đóng góp vào các giải pháp của Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương và các tập đoàn kinh tế lớn đầu tuần này, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đề xuất, Chính phủ nên nghiên cứu lại mức lãi suất cho vay hiện nay. Thực tế với nguồn vốn trung và dài hạn, doanh nghiệp đã phải vay với lãi suất 18%, 19%, cá biệt có trường hợp hơn 20%. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã không đầu tư sản xuất, thay vào đó vay vốn ngân hàng rồi cho vay lại, gây mất ổn định tình hình cung cầu vốn, thiếu hụt hàng hóa. Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng hiện quá cao, trong khi doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để duy trì sản xuất.

Ngoài ra, đại biểu các địa phương đề xuất Chính phủ cần tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề cụ thể trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, khắc phục những tác động tiêu cực do hạn hán, thiên tai, nhằm đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời, cần có những nghiên cứu kỹ hơn về cơ chế hình thành giá, cơ cấu giá, để hạn chế việc tăng giá các mặt hàng quá lớn so với tỷ lệ tăng giá của nguyên liệu đầu vào…

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Vũ Đức Đam cho rằng, hiện tại nguồn vốn dự trữ trong dân còn rất lớn, do đó, Chính phủ cần tìm các giải pháp để huy động được nguồn vốn quan trọng này.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng ghi nhận những ý kiến đóng góp và nhấn mạnh, để kiểm soát giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, yêu cầu các địa phương, bộ, ngành chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh; theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường. Đồng thời, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá theo đúng Pháp lệnh Giá; rà soát, kiểm soát chi phí kinh doanh, giá thành các loại sản phẩm thuộc diện bình ổn giá theo quy định, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân...; thực hiện nghiêm túc các điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường hệ thống phân phối, khai thông thị trường.

Về giảm mặt bằng lãi suất ngân hàng hiện nay, Ngân hàng Nhà nước phải điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất giữa tiền Việt Nam và ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khá theo hướng ổn định, góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, huy động được các nguồn ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, bảo đảm tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%.

(Theo Phan Long // Báo đầu tư)

  • Kinh tế quý I: Khả quan và thách thức
  • Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế
  • Bình ổn giá và kiềm chế lạm phát Không để “té nước theo mưa”
  • Năng lực cạnh tranh đang được cải thiện
  • Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông: Việt Nam vẫn còn cơ hội thúc đẩy
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Yêu cầu bức thiết - Kỳ vọng lớn lao
  • Phó tổng giám đốc IMF John Lipsky: Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập cao hơn
  • Nguy cơ lạm phát, thâm hụt ngân sách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi