Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế

Đại diện WB khuyến nghị Việt Nam cần điểu chỉnh lãi suất để thu hút vốn cho thị trường. Ảnh: Hồng Vĩnh

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB)  khuyến nghị Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế và tính tới việc điều chỉnh mức lãi suất ngân hàng đang áp dụng hiện nay để chống lại nguy cơ lạm phát.

Ông Vikram Nehru, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cho biết, kinh tế khu vực đang phục hồi nhờ tác động của các gói kích cầu tài chính, tiền tệ tại các nước trong khu vực.

Đây là cơ sở để WB tăng dự báo tăng trưởng GDP thực tế của khu vực trong 2010 lên 8,7%, cao hơn gần 1% so với mức dự báo được tổ chức này đưa ra hồi tháng 11 - 2009.

Tuy nhiên, các nước cần quản lý thận trọng hơn việc rút dần các gói kích thích tài chính ngắn hạn, đồng thời quay lại chương trình cải tổ cơ cấu và thúc đẩy phát triển dài hạn.

Theo ông Vikram, Việt Nam đã chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt hơn so với dự kiến. Sự phục hồi kinh tế cũng được củng cố trong những tháng gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP gần 6% là đáng khích lệ.

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn cần giải quyết: Các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính giảm khoảng 13%, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại.

Những biến động này cho thấy, chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng của chính phủ từ năm 2008 sắp đi tới giới hạn và đến lúc Việt Nam cần rút dần các biện pháp kích thích kinh tế - WB khuyến nghị.

Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã đi đúng hướng.. Tuy nhiên, mối quan ngại hiện nay là các chỉ số của quý I cho thấy mức tăng trưởng không mạnh lắm. Vấn đề đặt ra liệu Việt Nam có tiếp tục quản lý được khủng hoảng, cũng như kiểm soát được việc nhập khẩu ồ ạt hay không.

Theo ông Rama, Việt Nam cần giải quyết việc kiểm soát phần giá trong nước để tránh làm tăng CPI và giảm thâm hụt thương mại. Việc quản lý thị trường vốn cũng cần thận trọng. Nếu bơm quá nhiều vốn, sẽ có áp lực với lạm phát.

“Để giảm sức ép từ lạm phát cao, Việt Nam cần tăng lãi suất ngân hàng. Theo tính toán của tôi, mức lãi suất ngân hàng có thể điều chỉnh tăng lên ở mức 12%. Việc này sẽ làm nguội sức ép lạm phát, làm tăng luồng vốn tài chính, giúp kéo người dân bỏ việc găm giữ USD để quay lại gửi tiền đồng” - Ông nói.

Đại diện WB tại Việt Nam cũng khuyến nghị, Chính phủ cần cải thiện việc đầu tư công theo hướng mới, đồng thời tiến hành tái cơ cấu hoạt động của các tập đoàn kinh tế cho hiệu quả hơn.

Theo đánh giá của WB, với các nước thu nhập trung bình trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, ưu tiên chính là đầu tư vào cơ sở vật chất và nhân lực để khuyến khích sự di chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn trong sản xuất và xuất khẩu. 

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

  • Bình ổn giá và kiềm chế lạm phát Không để “té nước theo mưa”
  • Năng lực cạnh tranh đang được cải thiện
  • Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông: Việt Nam vẫn còn cơ hội thúc đẩy
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Yêu cầu bức thiết - Kỳ vọng lớn lao
  • Phó tổng giám đốc IMF John Lipsky: Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập cao hơn
  • Nguy cơ lạm phát, thâm hụt ngân sách
  • Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về tăng trưởng
  • Kiềm chế lạm phát: Bài toán tổng thể
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi