Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009: ADB dự báo đạt 4,7%

Trong báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2009 được công bố tại Hà Nội hôm qua (22-9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 lên mức cao hơn (từ 4,5% dự báo trong tháng 3-2009 lên 4,7%) và giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 6,5% cho năm 2010.

Báo cáo của ADB nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam đã phản ứng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương đối tốt. Mặc dù môi trường bên ngoài không thuận lợi, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2009, nhờ các chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ đã thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tài chính trong nước.

Theo ADB, suy giảm kinh tế của Việt Nam dường như đã chạm đáy từ đầu năm 2009, với tăng trưởng GDP tính theo năm tiếp tục gia tăng từ quý 1 năm nay. Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, nói: “Chúng tôi xin chúc mừng Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi có thể đánh giá tích cực như vậy là do kết quả của các biện pháp chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ của Chính phủ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam”.

Tuy nhiên, theo ADB, khi những dấu hiệu phục hồi kinh tế nhìn thấy ở một vài nơi trong nền kinh tế thế giới, thì những quan ngại cũng dần gia tăng, đặc biệt đối với Việt Nam. Đã có những dấu hiệu về sự trở lại của lạm phát có thể phát sinh từ giá tiêu dùng thế giới cao hơn do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, và mặt khác là sự gia tăng nhanh của cung tiền.

Ông Konishi cho biết, ADB đánh giá cao “việc các cơ quan chức năng về tiền tệ đã bắt đầu các biện pháp để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, và giảm những kỳ vọng về phá giá”.

ADB khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần cố gắng giữ cân bằng giữa việc thúc đẩy phát triển thông qua các biện pháp kích cầu, với giám sát sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

ADB mong rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ bắt đầu chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ cho tới cuối năm 2009, và hướng tới chính sách tiền tệ nới lỏng hơn trong năm 2010 để bảo vệ đồng tiền Việt Nam và giải quyết các sức ép về lạm phát.

(Theo SGGP online)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2009: Nỗ lực vượt khó
  • Ưu tiên dùng hàng Việt: Chi tiêu tài chính công phải đi đầu
  • Phát triển các hành lang kinh tế ở Việt Nam trong khuôn khổ tiểu vùng sông Mêkông
  • Gắn các giải pháp trong giai đoạn "hậu suy giảm" với mục tiêu phát triển kinh tế trung - dài hạn
  • Đưa khoa học – công nghệ vào cuộc sống: Hành trình gian nan
  • Khi nông dân làm du lịch
  • Cần tập trung phát huy các gói hỗ trợ hiện có
  • Việt Nam đứng thứ 93/183 thuận lợi trong kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi