Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào hàm lượng công nghệ cao

Nhiều chuyên gia cho rằng, các điều kiện tiên quyết để một mô hình tăng trưởng có thể áp dụng thành công trong hoàn cảnh nước ta không thể thiếu các yếu tố liên quan đến thể chế, đầu tư phát triển công nghệ cao, nhân lực trình độ cao...

Ảnh minh họa

Hôm nay, 23/6, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức hội thảo “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020”.

Tạo bước chuyển biến từ thể chế

Sự kiện được tổ chức với mục tiêu tập hợp ý kiến của các nhà hoạch định chính sách và quản lý kinh tế, các nhà khoa học để phân tích thực trạng và đề xuất mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho giai đoạn 2011-2020.

Theo ý kiến của đa số các chuyên gia, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua đã thu được những thành tựu rất có ý nghĩa trong thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân.

Tuy nhiên, mô hình này còn chứa đựng những bất cập. Điều đó thể hiện trong sự mất cân đối lớn giữa phát triển và bền vững, giữa thu chi ngân sách và nhập siêu, giữa phát triển và hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, thể chế…

Theo ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, các điều kiện tiên quyết để một mô hình tăng trưởng có thể áp dụng thành công trong hoàn cảnh nước ta không thể thiếu các yếu tố liên quan đến thể chế.

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi khuôn khổ pháp lý vẫn còn nhiều bất cập, chưa theo kịp những biến động nhanh, mạnh của thực tiễn, khi thị trường còn đang ở trình độ phát triển thấp và không hoàn toàn tuân theo các quy luật mang tính “sách giáo khoa”.

Việc nghiên cứu, làm rõ cơ chế phân bổ nguồn lực một cách khoa học, đảm bảo vai trò điều tiết hợp lý của nhà nước đối với thị trường, tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh với một hệ thống doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và năng suất lao động cao có thể được xem là "chìa khóa" của tăng trưởng.

Góp ý về mô hình tăng trưởng, theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhà nước cần phải đảm bảo các chức năng cơ bản như tiếp tục làm cho thị trường hàng hóa, dịch vụ “hoàn hảo” hơn thông qua việc đẩy lùi, xoá bỏ những trở ngại đối với việc thực thi quyền sở hữu, quyền kinh doanh, xây dựng, hoàn thiện nền tảng pháp lý tạo điều kiện cho các thị trường nhân tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường đất đai, bất động sản và thị trường lao động phát triển lành mạnh …

Mô hình với hàm lượng công nghệ cao

GS.TS Kenichi Ohno, Giáo sư Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản lưu ý, trong tương lai Việt Nam có thể rơi vào "bẫy" thu nhập trung bình.

Cái “bẫy” đó là gì? Theo kinh nghiệm của các nước ASEAN đi trước như Malaysia (hiện thu nhập trung bình 7.750 USD/người, Thái Lan (3.973 USD/người), đều không vượt thoát cái “bẫy” thu nhập trung bình sau những bước phát triển nhảy vọt trong suốt hai thập niên 1970-1980, chỉ có số ít nền kinh tế đã vượt “bẫy” bằng con đường phát triển hướng tới công nghệ cao trên nền chất lượng nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật cao.

Việt Nam trong tương lai gần cần thu hút một lượng lớn FDI vào lĩnh vực chế tạo, ngoài ra cần có những chính sách kiên quyết để cải thiện nền công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, tham gia vào nấc thang cao hơn trong  chuỗi giá trị toàn cầu.

PGS.TS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh dựa trên tích lũy vốn vật chất, chúng ta cần phải bắt đầu tìm kiếm những mô hình và phương thức tăng trưởng kinh tế khác, chú trọng hơn tới sự tích lũy vốn con người và tiến bộ kỹ thuật.

Việc đầu tư vào giáo dục sẽ mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế cao hơn là việc chỉ cố gắng gia tăng lượng vốn hữu hình.

Một đại biểu khác từ ĐH Kinh tế Quốc dân, TS Tô Trung Thành góp ý, cần thắt chặt hơn nữa những quy định về vốn FDI, hướng những dòng vốn về phía sản xuất công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và nên từ chối những dự án khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ lỗi thời.

Tuy nhiên, TS Thành cho rằng “muốn có được sức cạnh tranh bền vững trong dài hạn không thể chỉ dựa vào nguồn vốn FDI hay nhập khẩu công nghệ mà phải có những nỗ lực xây dựng công nghệ nội địa, thông qua việc tạo ra động lực khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ".

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

 

  • Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình
  • 6 tháng đầu năm 2010: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều khả quan
  • 80% tỉnh, thành phố có cơ sở y học hạt nhân, xạ trị vào năm 2020
  • Xử lý căn cơ chất thải nguy hại - đến bao giờ?
  • Manh nha một mặt bằng giá mới?
  • Việt Nam khó thoát 'bẫy thu nhập trung bình'
  • 6 tháng đầu năm 2010: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều khả quan
  • Chính sách chưa đủ mà cần phải có hành động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi