Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xử lý căn cơ chất thải nguy hại - đến bao giờ?

Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở TPHCM ngày càng nghiêm trọng, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân việc xử lý chất thải nguy hại chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để. Trách nhiệm đó không chỉ thuộc về các doanh nghiệp (DN) mà còn do chính quyền chưa thực sự quan tâm, đầu tư hạ tầng xử lý chất thải.

Chất thải nguy hại tại khu dân cư

Đầu năm 2009, tình trạng chất thải nguy hại (CTNH) không có chỗ xử lý bị đổ tràn khắp khu vực ngoại thành đã khiến không ít khu dân cư bức xúc.

Hiện nay, TPHCM mới có bãi xử lý chất thải sinh hoạt, còn chất thải nguy hại thì chưa. Ảnh: Đức Trí

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra đến từng khu vực xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh), phường Long Bình (quận 9) kiểm tra. Tại đây, đoàn kiểm tra đã phát hiện có hàng trăm tấn CTNH đang bị đổ tràn ra đất, lẫn vào khu dân cư rất nguy hiểm cho sức khỏe người dân. Nhưng chưa có giải pháp nào để xử lý thực trạng này.

Theo ghi nhận của PV, tại phường Long Bình, bãi CTNH tự phát vẫn tồn tại. UBND quận 9 đã xây dựng tường rào bao quanh ngăn các xe ra vào đổ chất thải, nhưng theo phản ánh của nhiều người dân, các xe vẫn tiếp tục đổ chất thải. Nhiều người dân sống gần khu vực này hết sức lo ngại chất thải theo mưa thấm nhanh vào đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
 
Ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn Sở TN-MT cho biết, hiện TPHCM chưa có một công ty công ích nào xử lý CTNH này. Công ty Môi trường đô thị là một trong những đơn vị công ích hoạt động trong lĩnh vực này nhưng đến nay dự án nhà máy xử lý CTNH với công suất 21 tấn/ngày chưa thể đi vào hoạt động.

Hơn nữa, CTNH không phải loại nào cũng đốt được, có loại phải chôn lấp. Bãi chôn lấp loại chất thải này phải được xây dựng với quy cách tuyệt đối an toàn. Cụ thể phải đúc sàn bê tông phía dưới và có hệ thống mái che kín… Thế nhưng, cho đến nay TP vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn dành cho CTNH.
 
Nhà đầu tư: lớn từ chối, nhỏ ôm đồm

Lý giải thực tế này, ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN-MT cho biết, nguyên nhân do quỹ đất dành cho việc xây dựng bãi chôn lấp CTNH chưa có. Hiện TP có 3 khu liên hiệp xử lý chất thải rắn là Tây Bắc Củ Chi, Thủ Thừa Long An và Đa Phước Bình Chánh. Ngoài ra còn có 2 công trường xử lý rác Gò Cát và Đông Thạnh.

Trong những khu liên hiệp trên, chỉ còn khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi có quỹ đất xây dựng bãi chôn lấp an toàn CTNH, nhưng đến nay chưa thể triển khai do TP đang xem xét.

Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị TPHCM khẳng định, công ty đang đề xuất UBND TPHCM chấp thuận cho sử dụng quỹ đất gần 15ha tại khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi xây dựng bãi chôn lấp an toàn CTNH theo công nghệ KBEC của Hàn Quốc, nhưng cho đến nay đề án này vẫn nằm trên giấy.
 
Không có bãi chôn lấp an toàn CTNH, chưa có nhà máy xử lý CTNH quy mô, điều này khiến CTNH tập trung vào khoảng gần 20 công ty tư nhân. Những công ty này tuy có nhà máy nhưng quy mô nhỏ. Từ cuối năm 2007, nhận thấy tiềm năng thị trường xử lý CTNH rất lớn, nhiều công ty đã chủ động tìm đất mở rộng diện tích nhà xưởng, nâng công suất xử lý. Nhưng hầu như tất cả các khu chế xuất và khu công nghiệp đều từ chối cho thuê.
 
Hiện nay, những nhà đầu tư xử lý chất thải lớn của TPHCM đều tập trung xử lý chất thải rắn đô thị. Từ nay đến 2015 TP không còn lo ngại việc thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị. Song việc đầu tư hạ tầng xử lý CTNH gần như chưa được quan tâm và bị thả nổi cho các công ty tư nhân.
 
Ông Huỳnh Minh Nhựt cho biết, CTNH tuy số lượng ít hơn chất thải rắn đô thị nhưng tính độc hại đối với môi trường cao hơn rất nhiều. Không phải DN nào cũng có năng lực để đầu tư xử lý chất thải này.
 
Hiện trung bình mỗi ngày TP tiếp nhận khoảng 600 tấn CTNH nhưng thu gom và xử lý khoảng được 30 tấn/ngày. Do vậy khó tránh khỏi tình trạng hàng ngày vẫn có hàng trăm tấn CTNH đổ tràn lan khắp TP, lẫn vào các khu dân cư. Người dân khốn khổ khi phải ăn cùng, thở cùng, thậm chí ngủ cùng CTNH.

(Theo ÁI VÂN // SGGP online)

  • Manh nha một mặt bằng giá mới?
  • Việt Nam khó thoát 'bẫy thu nhập trung bình'
  • 6 tháng đầu năm 2010: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều khả quan
  • Chính sách chưa đủ mà cần phải có hành động
  • CPI: Đó là bữa ăn hằng ngày của dân
  • VNCF góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của doanh nghiệp
  • "Phát triển xanh" cần phải là một hướng ưu tiên
  • 'Việt Nam - lựa chọn mới ở châu Á'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi