Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam

Ngành giao thông-vận tải xác định đã đến lúc xúc tiến việc đầu tư hệ thống giao thông thông minh (ITS) tại Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn.

Trong những năm gần đây, một số đoạn đường cao tốc tại Việt Nam đã được đưa vào sử dụng, tạo sự thuận tiện trong lưu thông, giao thương giữa các vùng miền. Thế nhưng, đến nay ngành giao thông vẫn chưa xây dựng được một hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport System – ITS). Thực tế này đặt ra yêu cầu đã đến lúc các cơ quan chức năng phải gấp rút xúc tiến việc đầu tư ITS để khai thác hiệu quả các tuyến đường cao tốc.

ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện đang đi lại trên đường thành một mạng lưới thông tin phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc.

Tại cuộc hội thảo về ITS diễn ra vào cuối tháng Tư ở Hà Nội do Bộ Giao thông - Vận tải, Đại sứ quán Hàn Quốc và Tổng công ty Đường cao tốc Hàn Quốc tổ chức, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Ngô Thịnh Đức cho biết từ đầu năm nay, Việt Nam đã đưa vào khai thác tạm thời hơn 40 km của đường cao tốc đi từ TP.HCM đến Trung Lương, tỉnh Tiền Giang trong khi hệ thống điều khiển, điều hành chưa hoàn chỉnh. Đây là một việc làm hãn hữu, gần như chưa có tiền lệ trên thế giới. Chính vì vậy, hiện nay không phải là thời gian để bàn cãi về việc sử dụng công nghệ nào nữa, bởi hầu hết công nghệ ITS đều có tính năng gần giống nhau, mà đã đến lúc phải đầu tư ngay vào ITS. Bộ Giao thông - Vận tải đang hối thúc các đơn vị trong nước và các đối tác nước ngoài nhanh chóng xúc tiến công việc để đưa ITS vào Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Ông Đức cũng cho biết, trong năm 2009, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký một hiệp định trị giá 30 triệu đô-la Mỹ để xây dựng hệ thống ITS trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Đây là điểm thuận lợi để các cơ quan chức năng sớm xây dựng hệ thống ITS đầu tiên trên cả nước.

Thời gian tới đây, Việt Nam sẽ đầu tư mạnh mẽ vào đường bộ cao tốc. Bản quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1734/QĐ-TTg đã xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến, với tổng chiều dài 5.873 km. Trong đó, riêng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam có tổng chiều dài khoảng 3.262 km, gồm tuyến đường phía Đông khoảng 1.941km và tuyến đường phía Tây khoảng 1.321 km. Hơn nữa, trong năm nay, ngoài 40 km của tuyến đường TP.HCM - Trung Lương, dự kiến một tuyến đường cao tốc khác cũng sẽ được đưa vào sử dụng là Cầu Giẽ - Ninh Bình. Do vậy, việc triển khai hệ thống ITS trên các tuyến đường cao tốc là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam.

Theo ông Seong J. Namkoong, Giám đốc Trung tâm dữ liệu về đường cao tốc Hàn Quốc, ITS có ba yếu tố tham gia là con người, xe cộ và đường sá. Ứng dụng hệ thống giao thông thông minh chính là làm giảm vai trò của con người trong điều hành giao thông. Khi con người không còn vai trò gì thì hệ thống sẽ đạt đến mức tự động hóa và đây chính là mục tiêu cao nhất của ITS. Để đạt được mục tiêu này, ITS phải có ba giai đoạn: thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa thông tin được xử lý tới người đi đường. Có nhiều camera và thiết bị cảm biến được lắp đặt trên mặt đường để thu thập các thông tin về luồng giao thông, khí hậu, thời tiết..., các thông tin này được hệ thống máy tính phân tích và xử lý, sau đó cung cấp trở lại cho người lái xe để họ chọn lối đi tối ưu, giúp hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn và tình trạng kẹt xe, bảo đảm thời gian đi lại ngắn nhất và an toàn nhất cho các phương tiện đang lưu thông trên đường.

Đây là hệ thống bao gồm các phương tiện truyền hình, nối mạng quản lý toàn quốc. Nhà quản lý ngồi một chỗ vẫn có thể bao quát được toàn bộ hệ thống đường toàn quốc. Đơn cử, một sự cố đang xảy ra trên một điểm của đường cao tốc có thể lập tức được thông báo trong toàn hệ thống quản lý và sử dụng đường cao tốc, thông tin đồng thời được kết nối với tổ chức thanh tra giao thông trên toàn quốc để kịp thời xử lý

Tại một số cuộc hội thảo, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã dẫn chứng những lợi ích khác của ITS như: nâng cao được tính an toàn cho các phương tiện lưu thông, giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu giao thông, giúp tăng cường hiệu quả trong việc quản lý phương tiện và vận chuyển hàng hóa, tăng cường tính tiện nghi cho các cá nhân, thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong khu vực, tạo lập được một nền tảng chung và tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế và quy trình kỹ thuật toàn cầu.

(Theo Đức Thắng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • GS.TSKH Lê Du Phong: Về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
  • Xuất khẩu lao động 2010 rất khả quan
  • Bao giờ mới thị trường hóa được ngành điện?
  • Việt Nam qua góc nhìn thế giới: Môi trường thương mại được cải thiện mạnh mẽ
  • Nâng cấp chất lượng FDI
  • Đầu tư hạ tầng và mô hình PPP
  • “Điểm nghẽn” trong thương mại quốc tế
  • Dự án Đường sắt cao tốc: Tầm nhìn chiến lược
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi