Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuế nhà, đất: Thu không đủ bù… chi?

 
Đa số các thành viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách đều cho rằng, tính khả thi của dự thảo Luật Thuế nhà, đất sẽ không cao, bao hàm cả góc độ nội dung cũng như thời gian thực hiện - Ảnh: Getty.

Thuế nhà, đất được đánh giá là một trong những luật thuế phức tạp và nhạy cảm nhất từ trước đến nay.

Chính vì vậy, tại phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, diễn ra trong 3 ngày (từ 28-30/9), hầu hết các thành viên Ủy ban đều cho rằng, dự luật Thuế nhà, đất dự kiến được Quốc hội thông qua vào tháng 5/2010, sẽ khó có thể triển khai được vào 1/1/2011 theo như dự tính của Chính phủ.

Một trong những lý do khiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách băn khoăn về thời điểm triển khai xuất phát từ những mục tiêu cũng như các nội dung, điều khoản của dự luật, trong đó có nhiều điểm được cho là không sát với thực tế của nền kinh tế, dẫn tới tính khả thi không cao.

Đầu cơ không có tội

Một trong những mục tiêu hàng đầu của Luật Thuế nhà, đất là trở thành công cụ quản lý vĩ mô để có thể hạn chế tình trạng đầu cơ, nhà đất, khuyến khích thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, với mức thuế suất khởi điểm dự kiến 0,03% là không đủ mạnh để có thể đạt được mục tiêu trên.

Hơn nữa, ở nhiều nước trên thế giới, mức đầu tiên trong hạn mức tính thuế là 1%, trong khi mức lũy tiến cao nhất của dự thảo Luật Thuế nhà, đất của chúng ta cũng mới chỉ 0,09%. Vì vậy, có một số thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị nâng mức trần của thuế lũy tiến cao hơn 0,09%  mới hy vọng khuyến khích người dân sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và chống được đầu cơ.

Tuy nhiên, lật lại vấn đề, nhiều thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, tại sao lại phải đặt mục tiêu ngăn chặn đầu cơ, bởi suy cho cùng, thì đó có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?

Ông Trần Hồng Việt (ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách) cho rằng, khi một người dân có tiền mua nhà “để đấy” cũng không khác gì một người có tiền mua vàng hay mua USD cất giữ. Vậy, tại sao người mua nhà lại phải đóng thuế và bị quy vào diện “đầu cơ” (?!).

Ông Việt cho rằng, trong kinh tế thị trường không có khái niệm đầu cơ. Một doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh, đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước thì không ai có thể cản trở họ kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Và càng không nên “gắn” cho họ cái tội đầu cơ.

Cùng quan điểm trên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “đầu cơ”. Tuy nhiên, thực tiễn nhiều nước có nền kinh tế phát triển cho thấy, đầu cơ là một “thuộc tính” của kinh tế thị trường, nó luôn song hành cùng cơ chế thị trường.

Thậm chí, theo ông Hiển, ở một góc độ nào đấy, đầu cơ có thể xem là yếu tố có vai trò kích thích cho kinh tế thị trường phát triển.

Một thành viên khác của Ủy ban Tài chính - Ngân sách nói, trên thực tế nhà cũng là một tài sản. Có rất nhiều tài sản xa xỉ khác lại không thuộc diện phải chịu thuế hoặc có đánh cũng chỉ đánh một lần đầu, trong khi nhà ở cớ sao lại phải chịu thuế hàng năm.

Thu không đủ bù… chi?

Đa số các thành viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách đều cho rằng, tính khả thi của dự thảo Luật Thuế nhà, đất sẽ không cao, bao hàm cả góc độ nội dung cũng như thời gian thực hiện.

Viện dẫn quan điểm trên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, Điều 6 của dự luật lấy diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm căn cứ tính thuế. Còn đối với đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lấy diện tích thực tế đang sử dụng. Đối với người có nhiều nhà, đất thì căn cứ vào diện tích vượt hạn mức để áp thuế lũy tiến.

Tuy nhiên, nếu triển khai theo dự kiến như trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tính khả thi không cao, bởi tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay rất chậm trễ, nhiều nhà đất chưa có giấy tờ hợp lệ. Điều này lại càng khó đối với những nhà, đất chưa có giấy tờ vì xác đinh diện tích rất phức tạp. Nếu dựa vào kê khai thì phần lớn là không chính xác, còn nếu Nhà nước tiến hành đo đạc thì chắc chắn sẽ tốn kém nhiều chi phí và thời gian.

Chính vì vậy, theo Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển, nếu không tính toán chi tiết, kỹ lưỡng, rất có thể số tiền thu được (dự kiến sẽ khoảng 12.000 tỷ đồng mỗi năm) sẽ không đủ bù cho hành thu.

Theo ông Hiển, với cách tính thuế và thuế suất như dự kiến thì đa số người dân đã không rơi vào diện chịu thuế. Nếu được ban hành, tác động chính của luật này vẫn chủ yếu là yếu tố tâm lý. Do vậy, trong thời gian đầu, Luật Thuế nhà, đất không nên quá “nặng” về mục tiêu tăng thu cho ngân sách hay hạn chế đầu cơ mà chỉ làm sao đạt được bước tiến trong công tác quản lý nhà, đất cho hiệu quả.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Hiển cũng cho rằng, chính vì những điều khoản còn chưa được xem xét kỹ, cộng với thời gian chuẩn bị từ khi Quốc hội thông qua đến thời gian có hiệu lực chỉ khoảng 6 tháng là rất khó khả thi.

Với thực tế đó, Ủy ban Tài chính - Quốc hội đã kiến nghị là nên lùi thời hạn triển khai Luật Thuế nhà, đất, thay vì 1/1/2011 thì nên bắt đầu từ 1/1/2012.

(Theo Từ Nguyên // VnEconomy)

  • Biện pháp kích thích kinh tế: tìm biện pháp mới
  • Kinh tế 2009 và những “yếu tố tiềm ẩn bất ổn”
  • Bốn nhà thành hai, mạnh ai nấy làm ?
  • Nhà đầu tư khuyên Việt Nam nâng cao năng lực quản trị
  • DN CNTT Việt Nam: Nhiều nhưng chưa mạnh
  • GDP năm 2009 có thể tăng từ 5 - 5,2%
  • Việt Nam kêu gọi đối phó với khủng hoảng
  • 2010 Việt Nam còn 10 - 11% hộ nghèo: "Hoàn toàn khả thi"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi