Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm cách cạnh tranh trên "sân nhà"

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, do  ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp đang quay về thị trường trong nước, liên tục giảm giá các mặt hàng nhưng đầu ra vẫn chưa có dấu hiệu khới sắc qua 3 tháng đầu năm 2009. 

Áp lực của khủng hoảng kinh tế làm thị trường bị thu hẹp, sự cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài ngày càng gay gắt không ở cả thị trường trong và xuất khẩu, điển hình là các mặt hàng như dệt may, da giầy, thép và giấy.

Nhiều doanh nghiệp thép trong nước liên tục giảm giá từ 800.000 - 900.000 đồng/tấn nhưng vẫn gặp khó khăn bởi thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và các nước ASEAN chỉ chịu thuế nhập khẩu 0 - 5%. Một số loại thép nhập khẩu đã phá giá thị trường, bán thấp hơn 1 triệu đồng/tấn so với giá thị trường. Hiện giá thép cuộn giao tại nhà máy còn 10,25 triệu đồng/tấn, thép tròn khoảng 10,84 triệu đồng/tấn, giảm 29,5% so với giá cùng thời điểm năm 2008. Lượng thép thành phẩm tồn kho khoảng 220 nghìn tấn và phôi thép khoảng 380 nghìn tấn.

Các doanh nghiệp giấy giảm giá bán từ 5 - 15% hai lần trong quý I nhưng vẫn không cạnh trang được so với giấy nhập ngoại giá rẻ hơn 500.000 - 800.000 đồng/tấn. Hiện khoảng 100.000 tấn các loại giấy còn tồn kho. Nhiều nhà máy nhỏ, công suất dưới 10.000 tấn/năm đóng cửa, chỉ còn một số các hoạt động với 50 - 60% công suất.

Mỹ, EU là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của dệt may Việt Nam bị sụt giảm mạnh, thị trường Mỹ giảm nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trên 15%.  Nhiều doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nước ta phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia .  

Các đơn hàng xuất khẩu của ngành dệt, may giảm tới 30 - 50% và giá bán sản phẩm cũng đã giảm 20% - 30%. Mức tiêu dùng hàng dệt may cao cấp suy giảm mạnh nhất trong khi, đây lại là phân khúc thị trường có tỷ trọng cao trong xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Ngành da giầy cũng bị sụt giảm mạnh về đơn hàng xuất khẩu, nhất là thị trường EU. 

Việc quay trở lại thị trường nội địa của các doanh nghiệp cũng là một quá trình gian nan nhiều khó khăn. Với sản phẩm giầy dép, lượng tiêu thụ trong nước giảm đã khoảng 30 - 40% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp dệt may sẽ phải cạnh tranh với các cơ sở tư nhân. Lợi thế so sánh sẽ không bằng với các cơ sở này do may công nghiệp chi phí sẽ cao hơn so với may đơn lẻ.

Trong bối cảnh này Bộ Công Thương đưa ra mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay là phải cố gắng tìm kiếm hợp đồng, duy trì thị trường. Ngoài ra, chính sách của Nhà nước cũng sẽ tạo điều kiện để ngăn ngừa tình trạng hàng nhập ngoại phá giá thị trường.

(Theo báo diễn đàn doanh nghiệp)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Công nghệ Trung Quốc!
  • Áp dụng giá điện giờ cao điểm : Những bức xúc chưa được giải đáp
  • Dấu hiệu bất ổn từ các “lỗ hổng” của kinh tế Việt Nam
  • "Điểm mặt" lực cản liên kết phát triển kinh tế các tỉnh Miền trung
  • Việc làm và ngân sách
  • Lựa chọn chính sách: Cái giá của những bài học
  • Tập đoàn và chuyện minh bạch thông tin
  • Standard Chartered: Kinh tế VN có dấu hiệu tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi