Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển khai công trình điện nông thôn: Khó, vì sao?

Tuyến hạ thế qua các ấp Nhân Thuận, Nhân Đức, xã Xuyên Mộc đã hoàn thành trồng trụ hơn 1 tháng

Không đủ nhân lực, nhưng ngành điện Bà Rịa –Vũng Tàu không chịu thuê các đơn vị có chức năng thực hiện một số hạng mục thi công, nhằm giảm bớt áp lực công việc; Bảo đảm tiến độ công trình, cấp điện phục vụ nhu cầu cấp thiết của người dân các vùng “khát điện” từ nhiều năm qua.

Từ năm 1997, gia đình chị Nguyễn Thị Luyến, khu phố Láng Sim, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, và nhiều gia đình khác tuy chỉ cách trung tâm thị trấn huyện khoảng 4-5 km, nhưng gia đình chị cùng nhiều hộ dân khác phải mắc nhờ điện người khác để dùng.

Dân khát”điện

Do phải kéo đường dây dài, nhiều hộ lại cùng sử dụng chung một đồng hồ điện dẫn đến điện rất yếu. Nói là có điện nhưng mỗi tối vẫn phải thắp đèn dầu mới đủ sáng, thử hỏi lấy đâu ra điện cho sinh hoạt, tưới tiêu... Cùng chung “số phận”, ông Trần Văn Lý, ấp Nhân Thuận, xã Xuyên Mộc than: “Chúng tôi kéo ké 4-5 hộ chung đường điện, điện yếu đã đành mà hao nữa chứ, chỉ sử dụng thắp sáng, tưới tiêu phải chạy máy phát điện”. Gia đình chị Trịnh Thị Tuyết, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ điện có khá hơn, chị cùng các hộ trong xóm hùn tiền kéo được đường dây điện từ bình hạ thế vào dùng. Nhưng tình trạng điện thì cũng chẳng cải thiện được bao, bởi từ bình hạ thế vào nhà xa vài cây số, điện cuối nguồn nên yếu và hao tổn đường dây khá lớn. Cụ thể, hàng tháng, số điện thực dùng chỉ khoảng hơn 45 kwh nhưng tiền phải trả 60 kwh trở lên. Gia đình anh Nguyễn Văn Chiến, ấp Nhân Đức, xã Xuyên Mộc, bám trụ ở đây 12 năm. cùng thời gian ấy, gia đình anh phải “câu nhờ” điện cách xa hàng trăm mét. Năm nay, tình trạng “khô hạn” kéo dài, nước giếng cạn, phải đào sâu thêm 3-4 m, với độ sâu này chỉ có điện mới sử dụng để hút nước lên. Hơn 1 tháng nay, vườn cây của nhiều hộ dân ở các huyện không có điện dùng cho tưới tiêu. Đã có 60% cây ở đây bị thiếu nước, sắp chết đứng. Anh Chiến buồn rầu: “Thấy trụ điện thì cũng ham, nhưng không biết khi nào mới có điện”. Điều đáng nói, là việc triển khai thực hiện chậm kế hoạch năm này sẽ làm tăng áp lực công việc của năm sau, ảnh hưởng đến kế hoạch năm sau. Nhìn khối lượng công việc chồng chất, ông Trần Giàu - trưởng Phòng Năng lượng Sở Công thương “đứng ngồi không yên”, bởi ngành điện cứ “án binh bất động” thế này thì chắc các công trình điện phúc lợi xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn sẽ lỗi hẹn. Theo ông Giàu: Kế hoạch năm 2009 mà đến nay mới triển khai là quá trễ. Với tiến độ này thì kế hoạch phát triển điện nông thôn năm 2010 tiếp tục lỗi hẹn”. Người dân khu vực này vẫn mòn mỏi chờ điện...

Hạ thế” mỏi mòn chờ trung thế”

Mặc dù Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu thỏa thuận với Sở Công Thương đầu tư các tuyến trung thế và thống nhất tiến độ thi công tuyến trung thế phù hợp với tiến độ thi công các tuyến hạ thế. Song dù đã có tuyến hạ thế nhưng lưới trung thế vẫn chưa. Hàng trăm trụ hạ thế trên các tuyến mới đầu tư chờ đấu nối lưới trung thế.

Theo kế hoạch, năm 2010, Sở Công thương, ngành điện và các huyện thị đã thống nhất danh mục đầu tư 21 công trình điện nông thôn với tổng chiều dài 74 km hạ thế, các trạm biến áp tổng công suất 2.400 kVA, vốn đầu tư 21 tỷ; Ngành điện đầu tư khoảng 13 km trung thế, với số vốn 3,6 tỷ. Cộng cả công trình của năm 2009 chuyển qua, khối lượng các công trình chờ đợi điện quả là không ít.

Ông Nguyễn Văn Nam - Giám đốc Xí nghiệp xây lắp điện, Cty cổ phần Thương mại Đại lý Dầu - Đơn vị trúng thầu thi công lưới hạ thế các huyện cho biết: Tại các khu vực Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền, dù đơn vị đã tập kết đầy đủ vật tư nhưng đành mang lưu kho bởi nếu lắp đặt và kéo dây lên mà không đóng điện thì rất dễ bị mất cắp các vật tư thiết bị trên trụ. Theo kế hoạch, đáng ra đơn vị phải dứt điểm hoàn thành công trình này để tập trung nhân lực cho các công trình khác. thế nhưng với tình trạng hiện nay, đơn vị vẫn phải bố trí nhân công chờ đợi và không biết chờ đến khi nào. Trước sự chậm trễ của ngành điện, 3 tháng qua, Sở Công thương đã họp đề nghị ngành điện khẩn trương thi công các tuyến trung thế. Đồng thời, có công văn gửi Công ty Điện lực II, yêu cầu đốc thúc nhắc nhở Điện lực thực hiện nhiệm vụ đã giao.

Lý giải sự chậm trễ của mình, Điện lực BR-VT cho rằng: Phải tập trung nhân lực vào một số công trình trọng điểm gồm: Tiếp nhận lưới điện hạ thế tại 3 huyện (Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc); Hoàn thành đóng điện đường dây 22 kV Hải Đăng - Phước Tỉnh và đường dây 22 kV Long Sơn; đường dây 22 kV Hồ Tràm, Hồ Cốc-Bình Châu. Mặt khác, do tại thời điểm cuối năm 2009, Sở Công Thương chưa triển khai các công trình này nên Điện lực tỉnh xin giãn tiến độ và chuyển qua kế hoạch năm 2010. Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho biết: “Đang khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện công trình nhằm đáp ứng tiến độ đã thỏa thuận với Sở Công Thương”. Nhưng thực tế, hơn 1 tháng kể từ khi Điện lực gửi công văn báo cáo Cty Điện lực 2, chưa một tuyến trung thế nào khởi động.

Theo Sở Công Thương, việc triển khai các dự án đầu tư lưới điện trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi do mặt bằng thi công đã có sẵn. Hơn thế, nếu trước đây, toàn bộ từ khâu thiết kế, lập tổng dự toán đến thi công, Điện lực đều phải tổ chức đấu thầu, nhưng hiện nay, để giảm tối đa các chi phí thì Điện lực làm trọn gói. Chỉ những công trình lớn thì mới thuê bên ngoài. Do vậy, rút ngắn được đáng kể thời gian.

Chủ trương ưu tiên điện nông thôn

Nhiều năm qua, đầu tư điện cho nông thôn được tỉnh quan tâm, hàng trăm tỷ đồng dành nâng cấp, phát triển lưới điện nông thôn. Song, việc đầu tư lưới điện cho các vùng này chưa theo kịp. Năm 2009, Sở Công Thương và Điện lực tỉnh BRVT thống nhất đầu tư 23 dự án điện nông thôn thuộc diện cấp thiết phải đầu tư, với tổng chiều dài 23 công trình 60 km hạ thế, 16 km trung thế, và các trạm biến áp, tổng công suất 2.650 kVA. Theo nguyên tắc, lưới hạ thế và trạm biến áp đầu tư bằng nguồn ngân sách tỉnh, lưới điện trung thế Điện lực phải đầu tư bằng vốn đối ứng để đấu nối bán điện đến các hộ sử dụng. Theo đó, vốn ngân sách tỉnh bố trí 18 tỷ đồng đầu tư 60 km hạ thế và các trạm biến áp của 23 dự án điện nông thôn nói trên. Còn lại 16 km trung thế với số vốn 4,6 tỷ đồng do ngành điện đầu tư (Sở Công Thương chủ đầu tư lưới hạ thế và trạm biến áp). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đầu năm 2010, vốn cho các dự án đầu tư theo kế hoạch năm 2009 mới được phê duyệt. Ngay sau đó, Sở Công thương triển khai mời thầu xây dựng, một tháng trước, 60 km hạ thế của 23 dự án điện nông thôn đã hoàn tất.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bộ... “góp gió thành bão”
  • Tăng trưởng kinh tế bền vững: Giải pháp "tự vệ" hiệu quả
  • Điện hạt nhân Ninh Thuận: Chọn công nghệ của nước nào?
  • Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?
  • WEF: Môi trường thương mại Việt cải thiện mạnh
  • Việt Nam phấn đấu thành quốc gia mạnh từ biển
  • Giá xăng dễ lên, khó xuống
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi