Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam cần một bộ chỉ số để đánh giá tham nhũng

“Không có một công cụ đơn lẻ nào là hoàn hảo nên Việt Nam cần xây dựng bộ chỉ số dựa trên kinh nghiệm quốc tế và tình hình trong nước để có được hệ thống tiêu chí đánh giá và theo dõi tham nhũng phù hợp nhất”.

Đó là quan điểm của bà Juanita Riano, giám đốc chương trình Công cụ đo lường tham nhũng toàn cầu của Tổ chức Minh bạch quốc tế, sau hội thảo do Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng tổ chức ở Hà Nội ngày 23-6.

Bà Juanita Riano - Ảnh: H.G.

Bà nói:

- Tại thời điểm này, Việt Nam bắt đầu nghĩ tới việc làm thế nào để đo lường tham nhũng và tìm hiểu đâu là các công cụ, kinh nghiệm tốt nhất. Đây là nỗ lực rất tốt vì chúng tôi cho rằng Việt Nam có rất nhiều bài học kinh nghiệm để học hỏi và cần có thời gian để thảo luận với những đối tác khác nhau trước khi quyết định các tiêu chuẩn cuối cùng.

* Bà có thể cho biết kinh nghiệm xây dựng tiêu chí đánh giá ở các nước khác?

- Nhiều nước như Kenya, Zambia, các nước Mỹ Latin... đã phát triển các chỉ số đánh giá tham nhũng và phòng chống tham nhũng. Ví dụ Kenya có một công cụ đánh giá những khoản hối lộ trả cho các tổ chức khác nhau khi người dân sử dụng dịch vụ của các tổ chức này. Việc xếp hạng các thể chế công sẽ giúp họ tìm được vấn đề nằm ở đâu.

Ở Venezuela, họ đánh giá tính minh bạch của chính quyền thành phố khi quản lý ngân sách các dự án. Hàn Quốc cũng là nước rất có kinh nghiệm trong việc xây dựng một nền báo chí mạnh chống tham nhũng.

Tôi không cho rằng Việt Nam mới nhập cuộc. Khi đã có thể thảo luận cởi mở và thừa nhận có tồn tại tham nhũng thì đây là lúc tìm xem các vấn đề chính nằm ở đâu, xếp thứ tự ưu tiên ra sao và kiểm soát các công việc hiện nay thế nào. Do đó, lựa chọn các chỉ số đo lường là việc quan trọng để giúp chúng ta biết hiện có làm tốt hay không công việc phòng chống tham nhũng.

* Hiện Tổ chức Minh bạch quốc tế có những công cụ chính nào để đánh giá tham nhũng?

- Các bạn thường nghe tới chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI). Chỉ số này xếp hạng các nước và vùng lãnh thổ theo mức độ tham nhũng được cảm nhận ở các cán bộ công chức và chính trị gia nơi đó. Ngoài ra còn có chỉ số đưa hối lộ (BPI) đánh giá phần cung của tham nhũng và phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (GCB) là một cuộc điều tra dư luận nhằm đánh giá nhận thức, kinh nghiệm của công chúng về tham nhũng ở hơn 60 nước trên thế giới. Các đánh giá hệ thống liêm chính quốc gia (NIS) là một loạt nghiên cứu tiến hành tại một nước để chẩn đoán diện rộng về điểm mạnh/yếu của các cơ quan tổ chức then chốt nhằm tạo điều kiện tăng cường quản trị tốt.

Mỗi chỉ số này phản ánh góc độ khác nhau của tham nhũng và không một chỉ số đơn lẻ nào đủ hoàn hảo để đưa ra một bức tranh tổng quát. Vì thế, mỗi nước cần xây dựng riêng cho mình một bộ chỉ số để đánh giá và phòng chống tham nhũng.

* Trong bảng xếp hạng CPI toàn cầu năm 2009, Việt Nam đứng thứ 120/180, trước đó năm 2008 là 121/180... Điều đó có nghĩa Việt Nam có cải thiện trong phòng chống tham nhũng hay không?

- Trên thực tế, không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều nước hiểu sai về cách dùng và cách hiểu CPI. Đây là chỉ số cho biết mức độ tham nhũng được cảm nhận ở một nước. Xếp hạng có thể thay đổi đơn giản chỉ vì có một số nước mới được đưa vào xem xét hoặc một số nước khác bị loại ra khỏi bảng xếp hạng. Do đó, việc một nước/vùng lãnh thổ có điểm số thấp nhất không có nghĩa đó là nơi có tham nhũng nhiều nhất, hay ngược lại. Nó chỉ phản ánh đó là nơi tham nhũng được cảm nhận nhiều nhất trong số những nước có tên trong danh sách.

CPI là đánh giá cảm nhận về tham nhũng trong lĩnh vực hành chính và chính trị, chứ không phải là tuyên án về tham nhũng của các quốc gia hay xã hội nói chung. Vì thế các chính phủ cần phải chuyển từ việc đọc các xếp hạng đơn thuần như vậy thành việc đẩy mạnh tình hình minh bạch ở nước đó nhằm cải thiện chỉ số cảm nhận chứ không phải điểm số xếp hạng.

* Với khu vực tư nhân, họ có nên dựa vào CPI để đưa ra các quyết định đầu tư vào một nước hay không?

- Cũng với những lý do trên, chúng tôi không khuyến khích các công ty dựa vào CPI để quyết định đầu tư. Tất nhiên tham nhũng có thể làm nản lòng các nhà đầu tư, nhưng CPI chỉ là một thông tin mang tính bổ sung.

* Theo bà, Việt Nam nên cân nhắc những khía cạnh gì khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phòng chống tham nhũng của riêng mình?

- Đầu tiên là phải cân nhắc bối cảnh trong nước. Thứ hai là dựa vào các chỉ dẫn công cụ của quốc tế, chẳng hạn như Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng chống tham nhũng. Thứ ba là học hỏi từ kinh nghiệm các nước khác. Thứ tư là phối hợp với các đối tác trong nước, kể cả các hộ gia đình, trẻ em đến các tổ chức xã hội dân sự, khu vực tư nhân, cơ quan chính quyền... Điều cuối cùng không kém phần quan trọng là chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với các đối tác khác.

Suy cho cùng, chúng ta cần nhớ rằng việc xây dựng các chỉ số đánh giá, đo lường không phải là mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu cuối cùng phải là chống tham nhũng, tăng cường minh bạch và hành động.

“Việt Nam có một số cách đo lường nhất định với tham nhũng và phòng chống tham nhũng, ví dụ như báo cáo từ các bộ ngành khác nhau cho tổng Thanh tra Chính phủ hay Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng (VPBCĐ), hay báo cáo của tổng Thanh tra Chính phủ cho Quốc hội. Nhưng VPBCĐ muốn cải thiện và tiêu chuẩn hóa các báo cáo họ nhận được và các chỉ số họ muốn kiểm tra về tham nhũng.

Theo tôi, một thông điệp rất quan trọng mà người đứng đầu VPBCĐ đưa ra tại hội thảo vừa qua là ở Việt Nam, ai cũng biết tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng tổng Thanh tra Chính phủ và VPBCĐ vẫn nhận được báo cáo từ một số bộ ngành nói “mọi thứ đều ổn”, “chúng tôi không có vấn đề gì”.

Rõ ràng thông điệp ở đây là: “Chúng tôi không tin vào một báo cáo quá tích cực và nói là không tìm thấy tham nhũng. Điều đó không phản ánh họ làm công tác phòng chống tham nhũng quá tốt, mà là họ làm chưa đủ tốt để phát hiện tham nhũng”. Với tôi, thông điệp này từ VPBCĐ cho thấy họ nhận ra yêu cầu cần cải thiện việc đo lường tham nhũng và phòng chống tham nhũng ở Việt Nam”.

MATTHIEU SALOMON
(cố vấn cao cấp của Tổ chức Minh bạch quốc tế)

Chỉ 7% tin rằng nước họ không có tham nhũng

Theo kết quả bỏ phiếu trên website của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) tính đến 14g ngày 28-6-2010, với câu hỏi “Theo bạn, nước bạn có mức độ tham nhũng như thế nào?”, đã có 16.852 người trả lời. 54% số người cho rằng nước họ có mức độ tham nhũng “khủng khiếp” (extremely), 25% cho là có tồn tại ở mức độ nào đó (somewhat), 15% nói là không tham nhũng lắm và chỉ có 7% tin rằng tham nhũng không tồn tại ở nước họ (not at all).

Từ năm 1995 tới nay, TI đều công bố bảng xếp hạng CPI các nước từ phạm vi 0 (mức tham nhũng cao) tới 10 (mức tham nhũng thấp). Thông thường kết quả cho thấy không một khu vực hay đất nước nào là miễn nhiễm với tham nhũng và phần lớn các nước chỉ được dưới điểm 5.

Trên thực tế, CPI không phải là bảng xếp hạng nước này có mức độ tham nhũng ít hay nhiều hơn nước kia, dù nó hay gây ngộ nhận như vậy. Trên trang blog của TI (http://blog.transparency.org/2009/11/17/cpi2009/), có bạn đọc bình luận rằng: “Tham nhũng ở tất cả các nước có mối liên hệ qua lại với tham nhũng ở các nước khác. Chúng ta nên xem đây là chỉ số về tham nhũng của toàn thế giới”.

HƯƠNG GIANG thực hiện// Theo Tuổi Trẻ

 

  • Bao giờ giảm giá xăng dầu?
  • Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) : Đà Nẵng cầu thị
  • Việt Nam, điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư
  • Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2010: Gỡ khó, cán đích
  • Bình ổn giá cả cuối năm: Cần có đối sách hợp lý
  • Mô hình tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam
  • Phác thảo bức tranh toàn cảnh về nợ công của Việt Nam
  • Phương án tài chính của Quỹ Bảo trì đường bộ: Mất nhiều hơn được
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi