Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam có lợi thế lớn trong phát triển kinh tế

Ảnh minh họa. (Nguồn: Huy Hùng/TTXVN).
Ông Ayumi Konishi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định với dân số ước đạt khoảng 100 triệu người vào năm 2020, trong đó có tới 60% dân số ở độ tuổi lao động và tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục kéo dài trong vòng 30 năm nữa, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế.

Nhận định trên được ông Konishi đưa ra tại buổi tọa đàm có chủ đề "Việt Nam ngày nay," do Viện nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) phối hợp với ADB tổ chức tại thủ đô Berlin chiều 17/3.

Báo cáo tại buổi tọa đàm của ông A. Konishi đã mang đến cho khán thính giả một cái nhìn khái quát và tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến những tiềm năng, định hướng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến năm 2020; những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới đối với Việt Nam và các bài học được rút ra từ cuộc khủng hoảng này.

Ông Konishi cũng đề cập tới cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế Việt Nam những năm tới, cơ hội và thách thức của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam...

Ngoài ra, Giám đốc ADB tại Việt Nam cũng cho rằng những vấn đề như thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, hạn chế trong phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, các hoạt động trung gian tài chính chưa hiệu quả, khó khăn khách quan của việc trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình... sẽ là những thách thức trong phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới.

Bên cạnh chủ đề chính về phát triển kinh tế Việt Nam, hai chủ đề khác được ông Konishi nêu ra tại buổi tọa đàm này là thông tin về các hoạt động của ADB nói chung, ADB Việt Nam và ADB châu Âu nói riêng cũng như mối quan hệ của ADB đối với các tổ chức của Đức tại Việt Nam và trên thế giới.

Có thâm niên hoạt động hàng chục năm qua tại Việt Nam, ADB là một trong những nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức vào cuối năm 2009, ADB đã cam kết dành 2 tỷ USD nguồn vốn ODA cho Việt Nam./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Để vốn ODA trở thành một nguồn lực cho kinh tế tư nhân
  • Tìm giải pháp vượt qua bẫy thu nhập trung bình
  • Hậu khủng hoảng: Thách thức, triển vọng của thế giới và Việt Nam
  • Cần nâng nội lực cạnh tranh để hút đầu tư ngoại
  • Việt Nam có thể tránh bẫy thu nhập trung bình, nếu...
  • Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân: Có cần đạo luật riêng?
  • CPI, PPI và áp lực tăng giá
  • Nhiều nỗi lo trong năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi