Các nhà phân tích cho rằng phá giá tiền đồng sẽ gia tăng lạm phát ở Việt Nam bên cạnh việc chỉ xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn mới về khả năng khó kiểm soát giá cả ở quốc gia hiện đang là điểm nóng về lạm phát này.
Chính sách nới lỏng lãi suất cho vay và trợ cấp nhà nước trong những năm qua đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhanh như Trung Quốc măc dù Việt Nam vẫn là một quốc gia tương đối kém phát triển. Điều này khiến các nhà phân tích cho rằng Việt Nam chưa được trang bị đầy đủ để đối phó với tình trạng tăng giá nhiều mặt hàng cơ bản hiện nay. Là một trong số những nền kinh tế mới nổi, lạm phát ở Việt Nam đang trong tình trạng đáng báo động với việc tăng giá thực phẩm, giá xăng dầu, giá tiêu dùng trong tháng 1 đã tăng hơn 12% từ đầu năm nay.
Trong kỳ họp quốc hội thường niên tháng trước đã thảo luận về việc phòng chống lạm phát, các nhà hoạch định chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng tình hình càng trở lên khó khăn. Động thái giảm 8,5% tiền đồng vào ngày thứ 6 tuần trước là một trong những động thái gần đây nhất đã giảm hẳn 1/5 giá trị của tiền đồng từ giữa năm 2008, phá giá tiền đồng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, điều này đã khiến rủi ro gây ra lạm phát ngày càng cao.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng: Không chỉ phải đối mặt với vấn đề tạo công ăn việc làm mới cho lực lượng lao động trẻ và ngày càng tăng, nhằm mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 7,5%, mục tiêu cấp bách thứ 2 mà Việt Nam phải đối mặt là lạm phát. Trong năm nay và trong 5 năm tới, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giữ lạm phát ở mức 7% hằng năm – bằng với năm 2010 – mặc dù thực tế tỷ lệ này thực tế đã vượt quá 11%.
Bà Prakriti Sofat, chuyên gia kinh tế khu vưc của Barclay’s Capital cho rằng động thái ngày thứ 6 vừa rồi “sẽ tác động bất lợi đối với lạm phát”. Bà dự tính rằng mỗi phần trăm giảm của giá trị tiền đồng so với đô la sẽ thêm khoảng 0.15% lạm phát. Điều này cho thấy phá giá tiền đồng hôm thứ 6 có thêm thêm 1.28% tỉ lệ hiện nay, mặc dù bà Sofat cũng nhấn mạnh một số tác động đã tiết lộ chỉ số giá cả tiêu dùng vì việc sử dụng rộng rãi ở thị trường ngoại tệ đen.Barclays dự đoán lạm phát Việt Nam sẽ tăng tới 13,5% trong tháng 3 và vượt qua 15% trong tháng 6.
Trong khu vực Châu Á thời gian qua cũng có nhiều nước điều chỉnh tỉ lệ tiền tệ của các nước nhằm kìm chế lạm phát, đồng thời tạo ra các mặt hàng nhập khẩu như thực phẩm và xăng dầu rẻ hơn. Đồng Ringgit của Malaysia được giao dịch quanh mức13-năm cao hơn so với đồng đô la Mỹ, tiền tệ của Thái Lan, Phillipines và Singapore cũng đều cao hơn trong 2 năm qua.
Tuy nhiên, ngược lại các nhà hoạch định chính sách lại xem Việt Nam như là một sự kiện đáng lưu ý với những gì có thể xảy ra nếu kìm hãm tiền tệ không được áp dụng nhanh chóng.
Bà Sherman, chuyên gia kinh tế HSBC ở Hồng Kông cho biết: “Lo ngại kinh tế cơ bản hiện nay vẫn chưa được giải quyết, điều này cho thấy rõ áp lực giảm giá hiện nay còn dai dẳng”. Những vấn đề này bao gồm thâm hụt thương mại lớn và các doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả sẽ thống trị nhiều trong nền kinh tế.
Tình hình lạm phát trong vài tháng trở lại đây đã khiến người dân chuyển hình thức đầu tư từ tiền đồng sang đô la hoặc vàng, ở Việt Nam giá cao hơn khoảng 5% so với thị trường quốc tế bởi tính ổn định vốn có của kim loại quý hiếm.
Việc phá giá tiền đồng hôm thứ 6 tuần trước đã đưa tỷ giá chính thức từ 18.932 lên 20.693 đồng/1 USD, nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá ngoài thị trường đen, khoảng 21.320 đồng/1 USD lần cuối cùng trước khi phá giá.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định động thái này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế thâm hụt thương mại của Việt Nam. Hệ thống tiền tệ yếu hơn sẽ tạo cho xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh hơn ở nước ngoài.
Động thái này cũng còn nhằm mục đích giảm dự trữ tiền tệ của Việt Nam. Các phương tiện báo chí của Việt Nam cũng đưa tin dự trữ quốc tế của Việt Nam đã giảm xuống còn “ hơn 10 tỷ đô la” cuối năm 2010 so với 16 tỷ đô la cuối năm 2009 và 26 tỷ đô la năm 2008.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần hành động tích cực hơn nữa để điều chỉnh khe hở quan trọng hiện nay của nền kinh tế đặc biệt là trong những doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và nặng tính chính trị nếu Việt Nam muốn thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đang lấn sâu hiện nay.
Bà Chan của HSBC cũng nói thêm: “Theo quan điểm của tôi, các chính sách của Việt Nam sẽ có hiệu quả hơn nếu họ thực hiện một số cải cách hành chính nhà nước”.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com